Phở là món ăn truyền thống quen thuộc của người Việt, với hương vị hấp dẫn và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với những người đang bị đau dạ dày, ăn phở có thể gây ra nhiều lo ngại. Liệu các thành phần trong phở như nước dùng đậm đà, bánh phở, và gia vị cay nóng có ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về việc người bị đau dạ dày có nên ăn phở hay không, cũng như những lưu ý quan trọng khi lựa chọn món ăn này.
Mục lục
Người bị đau dạ dày ăn phở được không?
Những người gặp vấn đề với dạ dày thường rất chú trọng đến chế độ ăn uống, trong số đó nhiều người cũng băn khoăn liệu họ có thể ăn phở hay không.
Việc ăn phở quá thường xuyên có thể gây ra cảm giác đầy hơi, khó tiêu và làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh. Dưới đây là những lý do tại sao người bị đau dạ dày nên cẩn trọng khi ăn phở:
1. Bánh phở chứa tinh bột lên men gây khó tiêu
Bánh phở được làm từ tinh bột đã trải qua quá trình lên men, chứa chất bảo quản và phụ gia để tăng độ dẻo, dễ gây ra các triệu chứng như khó tiêu và đầy bụng. Điều này có thể làm tổn thương thêm niêm mạc dạ dày, khiến bệnh nhân bị trào ngược gặp nhiều khó chịu hơn.
Một số xưởng sản xuất bánh phở còn thêm hàn the vào để giữ độ trắng, dai và chậm bị hỏng, chất này gây tác dụng xấu cho niêm mạc dạ dày, làm vết loét thêm trầm trọng.
2. Phở có chứa thành phần có thể làm kích ứng dạ dày
Thịt bò chứa hàm lượng đạm cao, có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình làm lành vết loét dạ dày nhanh hơn. Tuy nhiên, khá nhiều người Việt có sở thích ăn phở bò tái, thịt được chần sơ qua với nước sôi để không bị dai và ngọt thịt, việc này vôi tình trở thành điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng và vi khuẩn phát triển, chúng có tác động không tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là những người có vấn đề về dạ dày.
Thói quen ăn uống của mọi người khi ăn phở thường sẽ thêm chanh, giấm tỏi, tương ớt,… Chanh và giấm có tính axit cao, ớt cay nóng sẽ gây ảnh hưởng đến vết loét dạ dày.
Ngoài ra, nếu bạn ăn phở kèm rau sống cũng có thể gây ảnh không tốt cho hệ tiêu hóa bởi vi khuẩn có thể ẩn nấp trong những ngọn rau chưa được làm chín, còn chưa kể nếu rau chưa được rửa sạch hoặc rau có chứa thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,…
3. Tăng tiết dịch vị axit
Nước dùng phở được nấu từ nước ninh xương ống chứa nhiều dầu mỡ và gia vị mì chính, các loại hoa hồi, gừng, quế, thảo quả có tính ấm, vị cay nóng có thể làm dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn, gây ra hiện tượng trào ngược và ợ chua.
Vì những lý do trên, người bị đau dạ dày nên thận trọng với việc ăn phở và nên chọn những thực phẩm ít kích ứng hơn để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa.
☛ Tìm hiểu: Đau dạ dày ăn măng được không? Cách xử lý đau dạ dày do ăn măng
Lưu ý khi ăn phở dành cho người bị đau dạ dày
Lời khuyên dành cho người bị đau dạ dày không nên ăn phở. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn rất muốn ăn và tình trạng đau của bạn ở mức độ nhẹ, bạn có thể ăn một lượng nhỏ (tối đa 1-2 bát/ tuần) và lưu ý thêm một số điều sau để tránh gặp phải những triệu chứng khó chịu sau khi ăn:
- Chọn nước dùng thanh đạm, ít béo: Để tránh gây khó chịu cho dạ dày, hãy chọn loại nước dùng nhạt hơn, ít dầu mỡ hơn. Nếu bạn tự nấu, hãy lọc bỏ lớp mỡ trên bề mặt sau khi hầm xương.
- Tránh sử dụng gia vị cay nóng: Gia vị như tiêu, ớt, tỏi có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc. Người bị đau dạ dày nên hạn chế tối đa các gia vị này trong món phở.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Ăn chậm và nhai kỹ giúp giảm gánh nặng cho dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Khi ăn phở, hãy tập trung vào việc nhai kỹ mì phở và thịt để tránh gây ra tình trạng đầy bụng và khó tiêu.
- Hạn chế ăn phở khi dạ dày rỗng: Dạ dày của chúng ta thường nhạy cảm hơn vào buổi sáng sớm khi chưa có thức ăn, và vào buổi tối khi cơ thể chuẩn bị nghỉ ngơi. Vì vậy, người bị đau dạ dày nên tránh ăn phở vào hai thời điểm này để tránh gây kích ứng.
- Uống nước ấm trước khi ăn: Uống một cốc nước ấm trước khi ăn có thể giúp làm dịu dạ dày và kích thích tiêu hóa, giảm bớt nguy cơ khó tiêu sau khi ăn.
☛ Tìm hiểu thêm: Bạn cần làm gì nếu chảy máu dạ dày?
Các món ăn thay thế phở tốt cho người bị đau dạ dày
Nếu bạn vẫn muốn thưởng thức một món ăn ngon lành, bổ dưỡng mà không lo ngại về việc làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày, dưới đây là một số gợi ý món ăn thay thế cho phở mà bạn có thể cân nhắc:
Cháo
Cháo là một trong những lựa chọn hàng đầu cho người bị đau dạ dày. Với kết cấu mềm, dễ tiêu hóa, cháo giúp giảm áp lực lên dạ dày, làm dịu các vết loét và giảm viêm, bởi:
- Dễ tiêu hóa: Cháo nấu nhừ, dễ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
- Ít kích ứng: Thức ăn mềm, ít chất xơ thô giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Cung cấp dinh dưỡng: Tùy theo nguyên liệu, cháo cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết.
Những loại cháo nên ăn:
- Cháo loãng: Đây là món ăn phù hợp nhất cho người bị đau dạ dày cấp tính, khi dạ dày nhạy cảm và cần sự nghỉ ngơi. Cháo loãng dễ tiêu, không tạo áp lực lên dạ dày, giúp giảm cảm giác đau rát và khó chịu.
- Cháo thịt bằm: Với thành phần thịt bằm cung cấp protein cần thiết, món cháo này không chỉ dễ tiêu mà còn bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây kích ứng cho dạ dày.
- Cháo bí đỏ: Bí đỏ là nguồn giàu chất xơ và vitamin A, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón thường gặp ở người bị đau dạ dày.
- Cháo hạt sen: Hạt sen có tính chất làm dịu, giúp giảm viêm và làm dịu niêm mạc dạ dày. Loại cháo này đặc biệt thích hợp cho những ai có triệu chứng viêm loét dạ dày.
- Cháo yến mạch: Yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Đây là món ăn nhẹ nhàng, không gây tăng tiết axit, rất thích hợp cho người bị đau dạ dày mãn tính.
- Cháo gạo lứt: Gạo lứt giàu chất xơ và vitamin B phức hợp, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ tái tạo niêm mạc dạ dày bị tổn thương, đồng thời cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể.
☛ Tìm hiểu: Chảy máu dạ dày ăn gì nhanh hồi phục?
Súp
Súp thường được nấu từ các loại nguyên liệu dễ tiêu như rau củ, thịt gà, hoặc thịt cá, kết hợp với nước dùng loãng. Điều này giúp dạ dày không phải làm việc quá sức để tiêu hóa thức ăn. Hơn nữa, súp không gây áp lực lớn lên dạ dày như các món ăn nặng, nhiều chất béo hoặc dầu mỡ.
Súp ấm có thể làm dịu cơn đau dạ dày và giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Thức ăn dạng lỏng dễ dàng di chuyển qua dạ dày mà không gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu.
Nhờ tính chất nhẹ nhàng, súp không làm tăng nguy cơ trào ngược axit, đầy hơi, hoặc ợ nóng – những triệu chứng phổ biến của bệnh đau dạ dày.
Bánh mì
Bánh mì là một trong những món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa và có thể giúp giảm triệu chứng khó chịu cho người bị đau dạ dày. Bánh mì có khả năng thấm hút axit dạ dày dư thừa, giúp làm giảm cảm giác đau rát và ợ nóng. Khi ăn bánh mì, niêm mạc dạ dày sẽ ít bị kích thích, tạo điều kiện cho dạ dày có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bánh mì nên được ăn kèm với các thực phẩm dễ tiêu và ít gia vị, tránh ăn bánh mì có lớp vỏ cứng vì có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều bánh mì vì có thể gây táo bón, và cũng cần hạn chế các loại bánh mì có chứa nhiều bơ, dầu mỡ, hoặc gia vị cay nóng.
Vì vậy, bánh mì là một lựa chọn tốt, nhưng nên được sử dụng một cách hợp lý và kết hợp với các thực phẩm lành mạnh khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình điều trị đau dạ dày.
Tóm lại, người bị đau dạ dày có thể ăn phở nhưng cần chú ý lựa chọn và điều chỉnh món ăn sao cho phù hợp. Để tránh tình trạng kích ứng dạ dày, nên hạn chế các gia vị cay nóng, nước dùng đậm mỡ và chỉ ăn phở với lượng vừa phải. Ngoài ra, ưu tiên phở gà hoặc các loại phở ít dầu mỡ sẽ giúp giảm nguy cơ gây đau bụng hoặc khó chịu. Quan trọng hơn, việc lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp người đau dạ dày có chế độ ăn uống hợp lý, bảo vệ sức khỏe dạ dày lâu dài.