Bạn đang gặp phải tình trạng muốn ợ mà không ợ được và không biết phải làm gì? Triệu chứng này có thể xảy ra thường xuyên, mang đến sự phiền toái, khó chịu và cảm giác đầy bụng cho bạn. Vậy nguyên nhân tình trạng này là gì và cách giải quyết như thế nào, hãy cùng Hantacid tìm hiểu qua bài biết dưới đây nhé!
Mục lục
Cảm giác muốn ợ mà không ợ được là thế nào?
Trong khi nuốt thức ăn, không khí có thể đi vào cơ thể. Cơ thể sẽ đẩy không khí thoát ra ngoài bằng đường miệng, tạo ra quá trình ợ hơi. Ợ hơi là hiện tượng bình thường của cơ thể và không gây nguy hiểm nhưng có thể khiến lồng ngực bạn cảm thấy khó chịu.
Tùy vào thể trạng của mỗi người mà ợ hơi có thể có mùi chua hoặc không mùi. Hầu hết người muốn ợ mà không ợ được thường gặp phải triệu chứng sau:
- Chướng bụng, đầy hơi.
- Phát ra những tiếng ồn ào trong cổ họng.
- Không bao giờ ợ hơi hoặc không có khả năng ợ.
- Tức ngực, tức bụng.
Các triệu chứng ít phổ biến khác có thể gặp phải là buồn nôn sau khi ăn, nấc cụt, tăng tiết nước bọt hoặc cảm giác khó thở khi gắng sức ợ hơi ra ngoài.
Nguyên nhân gây muốn ợ mà không ợ được
Trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác muốn ợ mà không ợ được và gây ra phiền toái cho người gặp phải. Tình trạng này liên quan đến sự cản trở di chuyển thức ăn qua hệ tiêu hoá và còn có thể do các nguyên nhân khác như:
Giảm nhu động dạ dày: Khi khi nhu động dạ dày hoạt động yếu, thức ăn và khí sẽ di chuyển chậm trong dạ dày và ruột, khí trong ruột không thể tống ra ngoài dẫn đến chướng bụng và không thể ợ hơi bình thường.
Viêm dạ dày mãn tính: Ở những người bị bệnh lâu năm, dạ dày tiết tiết axit quá mức, tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa. Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến muốn ợ hơi nhưng không thể ợ được.
Thói quen ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn uống kém hàng ngày, ăn quá nhanh hoặc ăn nhiều đồ sống, lạnh cũng sẽ khiến một lượng không khí nhất định đi vào đường tiêu hóa khi không khí tích tụ đến mức có thể thúc đẩy sự co bóp của cơ hoành, nó cũng sẽ biểu hiện là muốn ợ mà không gõ được.
Một nguyên nhân khác cũng ít phổ biến hơn đó là R-CPD là một rối loạn chức năng của cơ cricopharyngeus, nằm ở phần trên của thực quản. Bình thường, cơ này đóng lại khi bạn không nuốt để ngăn thức ăn và axit dịch vị trào ngược lên thực quản. Ở những người bị R-CPD, cơ cricopharyngeus không thư giãn hoàn toàn, ngay cả khi cố gắng ợ hoi. Điều này khiến không khí bị mắc kẹt trong dạ dày và thực quản, dẫn đến tình trạng không thể ợ hơi.
Giải pháp chữa muốn ợ mà không ợ được
Để khắc phục tình trạng muốn ợ mà không ợ được, bạn có thể áp dụng theo một số phương pháp sau đây:
Uống Hantacid
Khi bạn muốn ợ mà không ợ được, tích tụ hơi trong hệ tiêu hoá, cảm giác bị ép và đầy ở vùng thượng vị hoặc bị trướng bụng tạm thời,… thì có thể sử dụng Hantacid.
Sản phẩm với công thức kết hợp từ 2 hoạt chất chính là Magnesi hydroxyd và Nhôm hydroxyd có tác dụng làm trung hòa các dịch vị acid trong dạ dày nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày gây ra như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, nóng rát vùng thượng vị.
Khác hoàn toàn với các loại sản phẩm bên ngoài thị trường, Hantacid sử dụng công nghệ bào chế Gel 3D kết hợp với bí quyết điều vị đặc biệt giúp người uống có cảm giác thơm ngon, giống như sữa non nhưng hoàn toàn không chứa đường.
Chỉ 1 gói, sau 3 phút lượng acid dư thừa trong dạ dày được cân bằng và ổn định hoàn toàn, người bệnh không còn cảm giác đau và lấy lại được tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Chỉ cần sử dụng 1-2 ống/1 lần x 3-4 lần/1 ngày, Hantacid giúp cho dạ dày ổn định và tinh thần thư thái.
Uống nước có ga
Khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể thử sử dụng một số loại nước uống có gas như coca, soda, pepsi, nước khoáng có gas,… Các loại nước này sẽ giúp bạn tích tụ một lượng khí trong dạ dày và kích thích ợ hơi, làm giảm sự khó chịu trong dạ dày khá tốt.
Bên cạnh đó, bạn có thể uống bằng uống hút hoặc uống liên tục giúp nuốt được nhiều khí hơn. Ngoài ra, một cách khác bạn có thể gập người xuống như khi uống nước từ vòi, cầm cốc nước rồi đặt môi vào miệng cốc từ phía bên kia, nghiêng cốc từ từ để uống từng ngụm nhỏ rồi đứng thẳng dậy.
Ăn đồ ăn có hơi
Việc tiêu thụ thức ăn có hơi cũng có thể kích thích ợ hơi tương tự như khi uống nước có gas. Ví dụ như ăn đào, táo, lê hoặc nhai kẹo cứng, kẹo cao su,… Mặc dù kẹo không chứa nhiều khí như các loại trái cây, nhưng khi nhai kẹo việc nuốt xuống có thể dẫn đến hiện tượng ợ hơi.
Kích thích phản xạ họng
Kích thích phản xạ họng là một phương pháp không được khuyến khích thực hiện bởi nó có thể gây khó chịu và cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên, nếu các phương pháp trước đó không hiệu quả thì bạn có thể xem xét đến phương pháp này.
Hầu hết mọi người đến rất nhạy cảm ở vùng cổ họng. Để kích thích phản xạ họng, bạn có thể dùng ngón tay sạch hoặc cọ bàn chải đánh răng tiếp xúc với vùng mềm bên trong miệng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, mục đích của phương pháp này là để ợ hơi, loại bỏ khí trong dạ dày, không phải tác động để nôn. Vì vậy, hãy nhẹ tay và chỉ kích thích đủ để đẩy khí trong dạ dày có thể thoát ra ngoài.
Thay đổi tư thế
Nếu bạn cảm thấy khó chịu vì bị đầy hơi chướng bụng thì việc thay đổi tư thế có thể giúp khí bên trong dạ dày được đẩy lên và thoát ra ngoài. Với phương pháp này, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Thực hiện tập luyện thể dục để kích thích quá trình ợ hơi. Các hoạt động như đi bộ, chạy hoặc tập các bài aerobic có thể giúp đẩy khí ra khỏi dạ dày. Hoặc đơn giản là bạn chỉ cần đi lại và nhảy lên xuống bằng mũi bàn chân.
- Bạn có thể nằm sấp và gập đầu gối về phía ngược. Cố gắng duỗi hết mức hai cánh tay ra và uốn cong lưng. Lặp lại động tác này nếu cần, nhưng phải nhớ giữ cổ họng và đầu ở mức ngang bằng.
- Ngoài ra, nằm xuống và ngồi bật dậy cũng là một lựa chọn khác để khắc phục tình trạng muốn ợ mà không ợ được.
Đẩy không khí ở họng
Với phương pháp này, bạn hãy mở rộng họng và hàm, sau đó hút không khí vào bằng miệng, duy trì cho đến khi bạn có cảm giác như có một bong bóng khi đi vào họng. Khi đã hoàn thành động tác này, hãy sử dụng lưỡi để chặn không khí thoát ra phía trước miệng.
Tiếp theo, bạn dùng lưỡi chạm vào vòm miệng, tránh hít vào quá mạnh để tránh nuột phải không khí, điều này sẽ khiến bạn bị đầy hơi hơn trước. Thay vào đó, hãy cố gắng giữ không khí trong họng và để khí thoát ra từ từ bằng cách hạ lưỡi xuống và mở hé môi.
Ợ hơi ra ngoài
Khi đã nuốt đủ lượng không khí, bạn sẽ cảm nhận được áp lực tích tự bên trong dạ dày và thực quản. Lúc này, hãy mở miệng và ợ hơi ra. Nếu cơn ợ hơi vẫn đang tăng lên thì hãy siết chặt cơ bụng. Động tác này sẽ giúp tăng cường áp lực và lượng hơi. Ngoài ra, bạn cũng nên tập ợ hơi theo chủ ý để dần dần làm quen với kỹ thuật này và sẽ giảm bớt khó chịu hơn.
☛ Tìm hiểu thêm: Vỗ ợ hơi bị trớ – Hướng dẫn mẹ vỗ ợ hơi cho trẻ đúng cách
Lời kết
Mặc dù triệu chứng muốn ợ mà không ợ được này không gây nguy hiểm nhưng nó có thể diễn ra thường xuyên và gây khó chịu cho người bệnh. Hy vọng qua bài viết trên của Hantacid đã giúp bạn giải đáp được nguyên nhân muốn ợ mà không ợ được cũng như các cách để khắc phục tình trạng này. Chúc bạn nhiều sức khỏe!