Chào chuyên gia,
Tôi năm nay 50 tuổi, giáo viên. Do thường xuyên phải làm việc căng thẳng và có thói quen ăn uống không điều độ nên tôi bị viêm loét dạ dày, trào ngược. Tôi muốn sử dụng Hantacid để cải thiện tình trạng đầy bụng, khó thiêu, ợ nóng, ợ chua mỗi khi bệnh bùng phát. Xin cho tôi biết Hantacid nên uống trước hay sau ăn thì tốt hơn? Có cần lưu ý gì khi sử dụng Hantacid kết hợp với các loại thuốc khác mà tôi đang dùng hay không? Tôi có thể sử dụng Hantacid trong thời gian dài hay không?
Trả lời
Trả lời
Chào bạn,
Dựa vào thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thời điểm sử dụng Hantacid
Bạn nên uống Hantacid 10ml/lần, 3 lần/ngày. Nên uống sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Lưu ý: Có thể sử dụng để giảm triệu chứng ngay lúc đau.
Sau khi ăn là thời điểm axit dạ dày giải phóng mạnh mẽ gây ra các triệu chứng khó chịu (ợ, chướng bụng, đầy hơi, nóng rát thượng vị). Thành phần của Hantacid chứa magie hydroxyd Mg(OH)2 có khả năng trung hòa nhanh dịch vị dư thừa rất nhanh - chỉ trong 3 PHÚT. Vì vậy, dùng thời điểm sau ăn sẽ ngăn chặn được các triệu chứng này bùng lên.
Bên cạnh đó, một thành phần khác có trong thuốc là nhôm hydroxyd – Al(OH)3 cũng có khả năng trung hòa axit dạ dày nhưng phát huy tác dụng từ từ. Chính điều này làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản vào ban đêm lâu dài, giúp người bệnh ngủ tốt hơn.
Thuốc Hantacid được bào chế ở dạng hỗn dịch (oral suspension Hantacid) nên rất dễ uống không cần phải uống chung với nước. Hỗn dịch uống là một dạng bào chế thuốc lỏng, trong đó các hạt dược chất không tan hoàn toàn trong dung môi mà tồn tại dưới dạng các hạt nhỏ được phân tán đều trong chất lỏng. Khi sử dụng, người dùng thường cần lắc đều ống thuốc để đảm bảo các hạt dược chất được phân tán đều trước khi uống.
Xem thêm về Hiệu quả của thuốc Hantacid thông qua nhận định của chuyên gia
Cần lưu ý gì khi sử dụng Hantacid kết hợp với các loại thuốc khác?
Không nên sử dụng Hantacid đồng thời với các thuốc khác vì có thể gây cản trở hấp thu nếu uống cùng trong vòng 1 giờ.
Các antacid có chứa nhôm sẽ ngăn cản hấp thu của các thuốc như tetracyclin, vitamin,
ciprofloxacin, ketoconazol, hydroxycloroquin, cloroquin, clorpromazin, rifampicin, cefdinir, cefpodoxim, levothyroxin, rosuvastatin.
Levothyroxin cũng có thể liên kết với simethicon, làm trì hoãn hoặc làm giảm hấp thu levothyroxin.
Polystyren sulphonat: cần thận trọng khi sử dụng đồng thời với polystyren sulphonat vì nguy cơ làm giảm hiệu quả của các hạt nhựa gắn kali, chuyển hóa kiềm ở các bệnh nhân bị suy thận (đã được báo cáo khi sử dụng nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd), và tắc ruột (đã được báo cáo khi sử dụng nhôm hydroxyd).
Nhôm hydroxyd và citrat có thể dẫn đến tình trạng làm tăng nồng độ nhôm, đặc biệt là ở bệnh nhân suy thận.
Chống chỉ định
- Trường hợp quá mẫn với bất kỳ thành phần khác của thuốc.
- Người bị suy nhược cơ thể, suy thận hoặc giảm phosphat máu.
- Trẻ nhỏ bị mất nước hoặc bị suy thận.
Có nên dùng Hantacid trong thời gian dài hay không?
Việc sử dụng Hantacid trong thời gian dài cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình trạng sức khỏe và nhu cầu của mỗi người.
Nhôm hydroxyd có thể gây táo bón; quá liều magnesi hydroxyd có thể làm giảm nhu động ruột già. Sử dụng một liều lớn sản phẩm có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng tắc ruột ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như những người suy thận hoặc những người già.
Nhôm hydroxyd hấp thu kém qua đường tiêu hóa và hiếm có tác dụng toàn thân ở người có chức năng thận. Tuy nhiên quá liều hoặc sử dụng dài ngày, hoặc ở liều thông thường ở bệnh nhân có chế độ ăn ít phospho, có thể dẫn đến tình trạng giảm phosphat (do liên kết nhôm – phosphat) kèm theo tăng tiêu xương và calci cùng với nguy cơ bị loãng xương.
Cần tham vấn bác sỹ và thăm khám thường xuyên trong trường hợp sử dụng dài ngày hoặc ở bệnh nhân có nguy cơ giảm phosphat.
Ở bệnh nhân suy thận, nồng độ nhôm và magnesi trong máu đều tăng lên. Ở các bệnh nhân này, sử dụng liều cao muối nhôm và magnesi kéo dài có thể dẫn đến tình trạng sa sút trí nhớ, thiếu máu hồng cầu nhỏ.
Nhôm hydroxyd có thể không an toàn ở bệnh nhân bị porphyria chạy thận nhân tạo.
Sản phẩm có chứa sorbitol, bệnh nhân có vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose không nên sử dụng thuốc này.
Sản phẩm có chứa methyl paraben và propyl paraben có thể gây ra phản ứng dị ứng.
*****
Ngoài việc sử dụng Hantacid, bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
Dưới đây là một số lời khuyên chúng tôi dành cho bạn:
Chế độ ăn uống:
- Tránh thực phẩm gây kích thích: Hạn chế tiêu thụ thức ăn và đồ uống có thể kích thích dạ dày, như cà phê, rượu, thức ăn cay, và thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
- Ăn nhẹ và thường xuyên: Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn. Ăn chậm nhai kỹ để hỗ trợ tiêu hóa. Không ăn quá no trước khi đi ngủ.
- Thức ăn giàu chất xơ: Thêm vào chế độ ăn uống của bạn các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, lúa mạch và hạt.
- Uống nước đủ: Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày giúp trung hòa axit dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón. Nên uống nước lọc hoặc trà thảo mộc. Tránh uống nước ngọt có ga, nước trái cây đóng hộp.
Sinh hoạt điều độ:
- Tập thể dục đều đặn: Vận động thường xuyên giúp duy trì sức khỏe và hỗ trợ tiêu hóa. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…
- Tránh căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hãy thử các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền, hoặc tập thể dục nhẹ nhàng.
- Ngủ đủ giấc: Nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi. Nâng cao đầu giường khoảng 15-20 cm để giảm trào ngược axit vào ban đêm
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, nếu có thêm câu hỏi nào khác vui lòng điền nội dung tại Form tư vấn hoặc liên hệ tới Hotline 1900 54 55 18 để được hỗ trợ sớm nhất!