Ợ hơi mùi trứng thối cho thấy bạn đang gặp phải vấn đề về sức khỏe. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ợ hơi mùi trứng thối? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Vì sao bị ợ hơi mùi trứng thối?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ợ hơi mùi trứng thối, cụ thể như:
Thói quen ăn uống
Ợ hơi mùi trứng thối có thể là do thói quen ăn uống không khoa học, lành mạnh. Người bệnh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có chứa lưu huỳnh như: thịt, trứng, đậu, bắp cải, các sản phẩm từ sữa,… Chính nguyên tố vi lượng này gây ra mùi hôi của khí trong dạ dày khi ợ hơi.
Bên cạnh đó, ợ hơi có mùi trứng thối cũng là do thói quen thường xuyên uống đồ uống có gas, làm hình thành nhiều carbon dioxide trong dạ dày và làm căng thành dạ dày, đồng thời khiến hệ tiêu hóa khó tiêu thụ các protein tồn đọng trong dạ dày gây mùi.
Một số loại thực phẩm nặng mùi như hành tím, hành tây, tỏi,… cũng làm tăng khí ở dạ dày gây ra ợ hơi có mùi khó chịu, mùi thối.
Bệnh dạ dày
Tình trạng ợ mùi trứng thối là do hai lý do chính: giảm bài tiết axit clohydric và ứ đọng các chất trong dạ dày. Ở tình trạng giảm tiết axit, quá trình kích hoạt enzym tiêu hóa bị gián đoạn, làm cho phản ứng lên men phát triển và giải phóng khí hyrdro sunfua có mùi thối khó chịu. Thức ăn ứ đọng lại trong dạ dày do quá trình thối rữa thức ăn cũng xảy ra, gây ra ợ chua có mùi hôi. Tình trạng ợ lên có mùi thối có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý như:
Viêm teo dạ dày mãn tính
Tế bào niêm mạc dạ dày bị mất đi hoặc thay thế bởi các tế bào biểu mô dạng niêm mạc ruột sẽ làm giảm quá trình tiêu hóa và axit clohydric. Thành dạ dày sẽ bị kéo căng quá mức, làm cho thức ăn bị ứ đọng và lên men, kèm với đó độ axi thấp, hệ vi khuẩn thứ cấp tác động làm cho người bệnh gặp phải tình trạng ợ hơi mùi trứng thối.
Achlorhydria
Đây là tình trạng dạ dày không được sản xuất ra axit clohydric giúp tiêu hóa, các enzyme không được kích hoạt khiến cho thức ăn tồn tại lâu trong dạ dày và lên men. Thêm vào đó nếu chức năng hoạt động của dạ dày bị rối loạn thì sẽ càng làm ợ hơi mùi trứng thối trầm trọng hơn. Người bệnh sẽ có những triệu chứng đi kèm như buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
Rối loạn chức năng vận động dạ dày
Khả năng co bóp của cơ dạ dày bị suy giảm dẫn đến giảm vận động và bài tiết của dạ dày. Điều này gây ra tình trạng thức ăn bị ứ đọng kéo dài, gây ra tình trạng căng tức dạ dày và trào ngược khí. Người bệnh sẽ thường xuyên bị ợ hơi kèm với cảm giác nặng trong khoang bụng, nhất là sau khi ăn.
Sa dạ dày
Sa dạ dày là bệnh mãn tính xảy ra khi dạ dày của bạn bị sa xuống và chèn ép lên tá tràng khiến các chất bên trong bị ức đọng. Người bệnh sẽ có những triệu chứng phổ biến như đầy hơi, khó tiêu, chướng khí, ợ hơi có mùi,… Tình trạng này làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ gây sụt cân, nguy hiểm hơn là xuất huyết tiêu hóa.
Hẹp môn vị
Hẹp môn vị làm cản trở thức ăn và dịch vị không xuống được ruột gây ứ đọng. Triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm: cảm giác đầy bụng, chán ăn, đau nhói từng cơn. Khi bệnh tiến triển, người bệnh sẽ nôn ói nhiều, sụt cân, mất nước, rối loạn điện giải.
Ung thư biểu mô tuyến dạ dày
Ợ hơi mùi trứng thối có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư biểu mô tuyến dạ dày. Khi có khối u nằm ở môn vị sẽ ngăn chặn sự di chuyển của thức ăn vào khoang tá tràng. Điều này làm cho thành dạ dày bị căng quá mức và giảm khả năng co bóp. Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng ợ hơi có mùi kèm với đau thượng vị dữ dội, chán ăn, tiêu chảy, táo bón.
Bệnh lý vùng tụy tá tràng
Các bệnh về vùng tụy tá tràng thường xuất hiện tình trạng ợ chua, ợ thối. Điều này xảy ra khi sự rối loạn vận động của tà tràng làm ứ đọng thức ăn lên men. Ợ hơi mùi trứng thối do các bệnh lý về tuyến tụy thường do thiếu hụt enzyme, làm rối loạn tiêu hóa.
- Tắc tá tràng: Là tình trạng khi phân trở nên khó đi qua đường ruột hoặc lượng phân ít và khô hơn so với bình thường. Đây là một trong những vấn đề phổ biến của hệ tiêu hóa và có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi độ tuổi. Triệu chứng thường gặp là đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi có mùi hôi, phân cứng và khô, đau và khó đi đại tiện, có cảm giác đi đại tiện không hết,…
- Viêm tụy: Khi tụy bị viêm nhiễm, quá trình sản xuất enzyme và insulin bị ảnh hưởng. Quá trình phân hủy và hấp thu protein, chất béo và carbohydrate sẽ bị gián đoạn. Thức ăn không được tiêu hóa lâu ngày sẽ đọng lại trong ruột khiến ruột căng ra, phản xạ ợ chua, trào ngược dạ dày, ợ hơi có mùi trứng thối.
Bệnh đường ruột
Triệu chứng ợ hơi có mùi trứng thối ở các bệnh đường ruột thường là do cơ trơn thành dạ dày bị ứ đọng thức ăn, lên men và phân hủy do có sự tấn công của các vi sinh vật trong ruột già. Một số bệnh lý gây triệu chứng này phải kể đến như:
- Loạn khuẩn đường ruột: Là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột khiến cho vi khuẩn có hại sinh sôi dẫn đến rối loạn tiêu hóa và hình thành khí có mùi hôi. Người bệnh đi kèm với một vài triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, chán ăn, sụt cân.
- Viêm ruột mãn tính: Là một tình trạng viêm nhiễm kéo dài và tái phát ở ruột. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của ruột, từ ruột non đến ruột già. Các triệu chứng thường gặp được kể đến như: đau bụng, khó chịu, buồn nôn và nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Bệnh celiac: Còn được gọi là viêm niêm mạc ruột non do gluten, một rối loạn miễn dịch trong đường tiêu hóa mà gluten – một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch và lúa gạo, gây ra phản ứng miễn dịch gây tổn thương cho niêm mạc ruột non. Triệu chứng ợ hơi mùi trứng thối do sự hình thành khí trong ruột tăng lên. Triệu chứng đi kèm thường là đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, sụt cân,…
- Ung thư trực tràng: Là một loại ung thư phát triển từ các tế bào trong thành ruột già, thường xuất phát từ polyp – một loại khối u nhỏ trên bề mặt niêm mạc ruột. Ung thư trực tràng thường phát triển từ các biến đổi gen trong tế bào niêm mạc ruột, dẫn đến sự tăng trưởng không kiểm soát của tế bào và hình thành khối u ác tính. Người bệnh gặp phải những cơn đau bụng dữ dội, chảy máu trực tràng, phân có máu hoặc màu đen, mệt mỏi, sụt cân.
Bệnh về hệ thống gan mật
Một số bệnh về gan và mật thường xuất hiện triệu chứng ợ chua, ợ hơi mùi trứng thối. Điều này xảy ra do mật chảy quá nhiều vào tá tràng. Các bệnh lý có thể kể đến như: viêm túi mật hoặc u nang gan.
Phương pháp chẩn đoán
Ợ hơi mùi trứng thối tuy không làm ảnh hưởng đến tính mạng, thế nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Người bệnh cần phải đến bệnh viện thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân. Dựa vào đó, bác sĩ mới có thể xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh.
- Siêu âm: Siêu âm ổ bụng là một phương pháp kiểm tra không xâm lấn có thể tiếp cận để chẩn đoán nhanh.
- Nội soi: Với bệnh lý về đường tiêu hóa, để xác định các rối loạn vận động, rối loạn điều hòa cơ vòng môn vị và các dấu hiệu của tình trạng giảm axit. Với bệnh lý về đại tràng, bác sĩ chỉ định nội soi đại tràng, nếu cần thiết sẽ làm xét nghiệm sinh thiết.
- Chụp X-quang: Giúp đánh giá tốc độ di chuyển của các chất qua ruột và sự kết hợp của các cơ thắt.
- Xét nghiệm phân: Phương pháp được sử dụng để phân tích và kiểm tra mẫu phân của bệnh nhân giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh như tiêu chảy, táo bón, viêm ruột, hoặc ung thư trực tràng.
Cách điều trị ợ hơi mùi trứng thối
Để điều trị ợ hơi mùi trứng thối thì người bệnh cần phải xác định nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số cách chữa mà bạn có thể tham khảo:
Chữa dứt điểm các bệnh lý
Nếu tình trạng ợ hơi mùi trứng thối là do bệnh lý, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra. Ở đây các bác sĩ thăm khám và cho bạn biết tình trạng bệnh của mình, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Với bệnh lý viêm teo niêm mạc dạ dày do nguyên nhân là vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) thì cần sử dụng thuốc kháng khuẩn nhằm điều trị loại bỏ. Trường hợp viêm teo dạ dày tự miễn, phác đồ điều trị chính là ngăn chặn biến chứng. Bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung thêm B12 và sắt cho người thiếu máu ác tính.
Hoặc với bệnh lý loạn khuẩn đường ruột sẽ kết hợp 2 phương pháp điều trị. Đó là sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng cao hiệu quả điều trị.
Trong thời gian điều trị bệnh, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Sử dụng đúng thuốc, đủ liều lượng và thời gian. Không được tự ý đổi thuốc, ngưng uống khi chưa hết liệu trình hoặc ý kiến của bác sĩ. Việc điều trị dứt điểm bệnh lý bạn đang gặp phải sẽ cải thiện được tình trạng ợ hơi có mùi.
Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt
Trường hợp ợ hơi mùi trứng thối do thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học, người bệnh cần phải thực hiện:
- Ăn chậm, nhai kĩ, không nói trong khi ăn để tránh nuốt phải nhiều khí.
- Hạn chế các thực phẩm gây mùi, thực phẩm tạo ra lưu huỳnh, nước ngọt có gas, thực phẩm nhiều dầu mỡ và cay nóng, sản phẩm từ sữa bởi chúng sẽ làm tăng axit trong dạ dày.
- Không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia, kẹo cao su.
- Bổ sung các loại rau củ xanh như mùi tây, cây ngò, cây cúc,… để loại bỏ mùi từ dạ dày.
- Uống đủ nước tùy vào nhu cầu của cơ thể.
- Nằm nghiêng sang trái khi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi sẽ giúp bạn thải khí thừa ra khỏi cơ thể nhanh hơn.
- Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe để giảm đầy hơi, chướng bụng.
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc trung hòa acid dạ dày Hantacid để cải thiện triệu chứng ợ chua, ợ hơi có mùi trứng thối.
Với bộ 3 thành phần hydroxyd – Al(OH)3 + magie hydroxyd Mg(OH)2 + Simethicon có tác dụng làm giảm nhanh và ổn định dạ dày chỉ sau 3 phút, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do tăng tiết dịch acid dạ dày gây như: đau rát thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua… từ đó giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu hơn, ngăn ngừa biến chứng của bệnh dạ dày.
Khác hoàn toàn với các loại sản phẩm bên ngoài thị trường, Hantacid sử dụng công nghệ bào chế Gel 3D kết hợp với bí quyết điều vị đặc biệt giúp người uống có cảm giác thơm ngon, giống như sữa non nhưng hoàn toàn không chứa đường.
Chỉ 1 gói, sau 3 phút lượng acid dư thừa trong dạ dày được cân bằng và ổn định hoàn toàn, người bệnh không còn cảm giác đau và lấy lại được tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Sản phẩm dùng được cho nhiều đối tượng như: trẻ nhỏ (trên 2 tuổi), phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người bị tiểu đường hoặc dị ứng với thành phần lactose.
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ Hotline 1900.54.55.18 để được các Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ nhanh nhất.
Đặt mua trực tiếp sản phẩm Hantacid ở các nhà thuốc gần nhất BẤM VÀO ĐÂY