Nhiều người bệnh cho rằng, triệu chứng đau, nóng rát cổ họng là một phần của bệnh lý trào ngược dạ dày và điều họ cần làm là học cách “chấp nhận và chung sống”. Trong khi đó, không ít người bệnh lại lựa chọn làm sạch họng sau khi bị trào ngược và thu được những lợi ích rõ rệt từ những biện pháp này.
Mục lục
Tác hại của trào ngược dạ dày lên cổ họng
Trào ngược dạ dày xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu, không thể khép kín hoặc giãn mở bất thường khiến dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản và khoang miệng. Trong quá trình này, acid dạ dày phá hủy mô khiến niêm mạc thực quản và vùng hầu họng bị tổn thương.
Người bị trào ngược dạ dày thường gặp các vấn đề ở họng như:
Viêm họng mãn tính: Do acid dạ dày bào mòn khiến niêm mạc họng tổn thương viêm hoặc loét. Tình trạng này khiến người bệnh bị sốt cao, họng sưng tấy, đau rát, cản trở ăn uống và giao tiếp hàng ngày.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Trào ngược dạ dày gây viêm họng: Nguyên nhân và giải pháp
Tăng tiết đờm: Là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể nhằm bảo vệ niêm mạc họng. Tuy nhiên, lượng đờm tiết ra quá mức khiến người bệnh thường xuyên phải khạc nhổ, gây cảm giác vướng víu, ho nhiều, đau rát và khó chịu trong họng.
Khó nuốt: Xảy ra do niêm mạc bị phù nề và cơ vùng họng bị kích thích, căng cứng. Tình trạng này làm không gian ở họng thu hẹp lại, khiến người bệnh có cảm giác đau, vướng nghẹn khi nuốt xuống. Ở mức độ nghiêm trọng, khó nuốt xảy ra ngay cả khi người bệnh uống nước hoặc nuốt nước bọt.
Ho mãn tính: Là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống các “dị vật” ra khỏi đường hô hấp. Ở bệnh nhân trào ngược họng thanh quản, acid dạ dày được cơ thể nhận định là vật lạ và thúc đẩy phản xạ ho nhằm loại bỏ. Quá trình này lặp lại nhiều lần, trong thời gian dài khiến người bệnh bị ho mãn tính.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Trào ngược dạ dày có gây ho không?
Vì sao cần làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày?
Khi bị trào ngược, thức ăn và acid dạ dày có thể bám đọng trên thành họng. Điều này không chỉ khiến niêm mạc họng bị tổn thương mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển gây ra các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, phần thức ăn trào ngược lên miệng bị phân huỷ khiến hơi thở có mùi khó chịu, tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng. Vậy nên, người bệnh cần áp dụng các biện pháp làm sạch miệng và họng sau khi trào ngược dạ dày.
Làm sạch họng đúng cách đem đến cho người bệnh nhiều lợi ích như:
Giảm triệu chứng khó chịu: Sau khi acid đọng ở họng được “rửa sạch”, niêm mạc không còn bị ăn mòn. Nhờ vậy, các triệu chứng như đau rát, nóng cổ cũng được cải thiện.
Giảm tổn thương: Việc loại bỏ acid khỏi bề mặt niêm mạc học giúp ngăn quá trình ăn mòn, kích ứng. Điều này giúp giảm tình trạng sưng tấy, phù nề và viêm loét họng.
Ngăn nhiễm trùng: Acid và thức ăn đang phân huỷ từ dạ dày trào ngược lên sẽ được loại bỏ trong quá trình làm sạch họng. Quá trình này ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm. Nhờ vậy, người bệnh sẽ hạn chế nguy cơ bị viêm phổi, viêm họng, nấm họng,….
Hô hấp dễ dàng: Khi acid trên niêm mạc được làm sạch, cơ thể sẽ tự điều chỉnh giảm tiết đờm, nhớt. Nhờ vậy, đường thở của người bệnh trở nên thông thoáng hơn, cải thiện tình trạng: thở khò khè, khó thở, thở rít.
Giảm hôi miệng: Khi họng được làm sạch đúng cách, acid và thức ăn đang phân huỷ bị trào ngược lên sẽ được loại bỏ. Điều này không chỉ bảo vệ răng miệng mà còn giúp giảm mùi hôi khó chịu trong hơi thở.
Tăng cảm giác ngon miệng: Trào ngược acid thường gây ra tình trạng đắng miệng, chua miệng, giảm cảm giác thèm ăn. Sau khi vệ sinh miệng và họng sạch sẽ, người bệnh sẽ thấy dễ chịu và ăn uống ngon miệng hơn.
6 Cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày
Không khó để làm sạch họng sau khi trào ngược dạ dày. Việc lựa chọn biện pháp nào cần căn cứ vào điều kiện và mục tiêu của từng người bệnh. Dưới đây là một vài biện pháp đơn giản và hiệu quả để bạn tham khảo:
1. Chải răng – lưỡi
Hầu hết mọi người đều sẽ đánh răng 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối. Tuy nhiên, không có nhiều người đánh răng đúng cách và càng ít người có thói quen chải lưỡi sau khi đánh răng. Điều này vô tình khiến bạn “bỏ sót” một lượng đáng kể vi khuẩn trong khoang miệng.
Đối với bệnh nhân trào ngược, bề mặt lưỡi và kẽ răng là nơi thức ăn và acid bám đọng chủ yếu trong khoang miệng, nhất là sau khi ngủ dậy. Vì vậy, bạn cần chải răng và lưỡi đúng cách để làm sạch miệng và họng hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Súc miệng với nước để làm ẩm và làm sạch sơ khoang miệng.
- Dùng bàn chải chải theo chiều từ trên xuống và xoay tròn ở tất cả các mặt phía trong, phía ngoài và phía trên của các răng hàm trên và hàm dưới.
- Dùng bàn chải lưỡi chuyên dụng (hoặc bàn chải đánh răng) chải mặt trên của lưỡi theo hướng từ trong ra ngoài để loại bỏ màng trắng trên lưỡi.
- Súc miệng lại với nước để loại bỏ bọt kem đánh răng và chất bẩn trong khoang miệng.
2. Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Vậy nên, súc miệng với nước muối không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn mà còn cải thiện các triệu chứng sưng đau, nóng đỏ ở họng và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý (nồng độ NaCl 0.9%) để làm sạch miệng và họng hàng ngày.
Ngoài ra, những trường hợp trào ngược dạ dày đã gây tổn thương viêm họng, người bệnh có thể cân nhắc súc miệng bằng nước muối ưu trương. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, súc miệng với nước muối 1.8% giúp tăng cường hoạt động của collagen type I và fibronectin, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương. Dùng trong khoảng 7 – 10 ngày.
Bạn có thể mua nước muối pha sẵn ở hiệu thuốc hoặc tự pha tại nhà. Cách thực hiện như sau:
- Nếu tự pha, bạn dùng khoảng 9g muối tinh hoà tan hoàn toàn cùng 1l nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội (loại 0.9%). Nếu muốn pha 1.8%, bạn cần dùng 18g muối.
- Dùng nước muối súc miệng để làm sạch khoang miệng và nhổ bỏ.
- Ngửa cổ ra phía sau để nước muối chảy xuống vòm họng, súc họng rồi nhổ bỏ.
- Thực hiện khoảng 2 – 3 lần để miệng và họng được làm sạch hoàn toàn.
Ưu điểm của phương pháp súc miệng bằng nước muối là tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tốt và lành tính. Tuy nhiên, cách này không làm sạch bề mặt lưỡi và kẽ răng. Vì vậy, bạn nên kết hợp cùng phương pháp chải răng – lưỡi để tăng cường hiệu quả.
3. Dùng nước súc miệng chuyên dụng
Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu nước súc miệng chuyên dụng giúp làm sạch khoang miệng – họng và đem lại hơi thở thơm mát. Hiện nay, các nước súc miệng thường được chia làm hai dòng chính gồm:
Nước súc miệng tổng hợp: Thường chứa các thành phần kháng khuẩn như: tinh dầu, methyl salicylate, kẽm sulfat, menthol, chlorhexidine, triclosan,… Ưu điểm là tác dụng kháng khuẩn và làm sạch mạnh mẽ. Tuy nhiên, mùi hương thường hơi nồng gây khó chịu khi sử dụng. Ngoài ra, một số sản phẩm chứa cồn gây cảm giác khô miệng sau khi dùng.
Nước súc miệng dược liệu: Sử dụng các chiết xuất từ thảo dược như: bồ công anh, tinh dầu, trà xanh, cúc la mã, vỏ cau, cam thảo,… Ưu điểm của dòng sản phẩm này là mùi vị dễ chịu, không gây khô miệng, hiệu quả chống kháng khuẩn, làm dịu và chống viêm khá tốt. Tuy nhiên, giá thành thường cao và khó kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng là phương pháp làm sạch họng hiệu quả cho bệnh nhân trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được sản phẩm chất lượng, phù hợp với tình trạng của mình.
4. Uống trà thảo dược
Nếu sử dụng hợp lý, người bệnh có thể nhận được “lợi ích nhân đôi” từ việc sử dụng trà thảo dược, vừa làm sạch miệng – họng, vừa cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Một vài loại trà được dùng phổ biến như:
Trà chè dây
Trà chè dây được biết đến là loại dược liệu đa tác dụng với người bệnh trào ngược dạ dày. Nghiên cứu cho thấy, dịch chiết từ cây chè dây có khả năng trung hòa acid giúp giảm nhanh triệu chứng đau, nóng rát do acid dạ dày gây ra. Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, làm giảm chỉ số loét và số lượng điểm loét trên niêm mạc dạ dày.
Vì vậy, việc sử dụng trà từ cây chè dây giúp làm sạch hiệu quả lượng acid trào ngược bám trên bề mặt họng, giúp làm dịu họng và giảm nguy cơ viêm loét họng. Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần:
- Lấy khoảng 10 – 15g chè dây đã được sấy khô hoặc sao vàng cho vào ấm trà.
- Thêm nước sôi và lắc nhẹ, sau đó đổ bỏ nước này để tráng trà.
- Thêm tiếp khoảng 100 – 150ml nước sôi, đậy ấm và ủ trà khoảng 10 – 15 phút.
- Dùng trà uống hàng ngày hoặc khi có cảm giác bị trào ngược.
Lưu ý: Không nên dùng quá 70g chè dây/ ngày vì có thể gây tác dụng phụ như: mệt mỏi, vàng mắt, vàng da, người uể oải, khó chịu.
Trà dạ cẩm
Dạ cẩm là cây thuốc dạ dày phổ biến tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây cũng là dược liệu được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn về tác dụng trung hòa acid, lành vết loét dạ dày. Đối với bệnh nhân trào ngược, việc sử dụng trà dạ cẩm giúp làm sạch acid dư thừa trong khoang miệng, họng và thực quản. Nhờ vậy, người bệnh giảm triệu chứng nóng cổ, đau rát họng và giảm nguy cơ viêm loét họng.
Cách sử dụng trà dạ cẩm để làm sạch họng như sau:
- Lấy khoảng 20g dạ cẩm khô cho vào ấm hoặc nồi sạch.
- Thêm 500ml nước sạch, đun sôi khoảng 3 – 5 phút.C
- Chắt lấy phần nước, chia làm 3 phần, uống từng ngụm nhỏ khi nước còn ấm vào trước bữa ăn hoặc khi trào ngược.
☛ Tham khảo: Trào ngược dạ dày có nên uống trà gừng không?
5. Dùng baking soda
Baking soda có thành phần là natri cacbonat – một chất có tính kiềm, có khả năng trung hòa acid dạ dày. Vậy nên, sử dụng baking soda có thể làm sạch acid trào ngược bám trên niêm mạc họng, giảm triệu chứng đau rát, sưng tấy, nóng đỏ hiệu quả.
Cách dùng baking soda làm sạch họng như sau:
- Lấy 1/2 thìa cà phê baking soda pha cùng 200ml nước lọc.
- Khuấy đều để baking soda tan hết.
- Súc miệng với dung dịch vừa thu được trong khoảng 30 giây.
- Thực hiện khi có triệu chứng trào ngược gây nóng cổ, khé cổ.
6. Xịt họng
Nếu trào ngược dạ dày làm tăng tiết đờm dãi, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm xịt họng để cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, nhiều sản phẩm xịt họng còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn, làm dịu họng và hỗ trợ làm lành tổn thương trên họng hiệu quả.
Các loại xịt họng trên thị trường hiện nay được chia làm 2 loại chính gồm:
Xịt họng sát khuẩn: Thường chứa những hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm như: povidon iod, dequalinium, tyrothricin, neomycin,… Ưu điểm của thuốc này là tác dụng nhanh, giảm viêm và điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, nguy cơ tác dụng phụ cao nên cần được sự tư vấn từ bác sĩ.
Xịt họng thảo dược: Thường chứa thành phần từ thảo dược tự nhiên như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu húng chanh, keo ong, xuyên tâm liên,… Ưu điểm là làm dịu tốt, tính an toàn cao. Tuy nhiên, hiệu quả chống viêm, kháng khuẩn còn hạn chế.
Một số lưu ý khi làm sạch họng cho người bệnh trào ngược dạ dày
Làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày cần được người bệnh duy trì đều đặn mỗi ngày. Trong quá trình này, bạn cần lưu ý để tránh phạm phải những sai lầm sau:
Tránh thao tác quá mạnh: Việc chải răng, chải lưỡi hay súc miệng quá mạnh có thể gây tổn thương nướu, lưỡi hoặc niêm mạc họng. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và làm nặng thêm triệu chứng đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, hãy sử dụng lực vừa phải khi làm sạch họng.
Không súc họng quá lâu: Làm mất độ ẩm tự nhiên của niêm mạc họng, tăng kích ứng khiến người bệnh dễ bị đau rát, châm chích, khó chịu trong cổ họng.
Không nên dùng chất làm sạch mạnh: Lựa chọn những sản phẩm sát khuẩn nồng độ mạnh quá mức cần thiết có thể khiến niêm mạc họng bị tổn thương, gây khô, ngứa và kích ứng cổ họng. Để tránh tình trạng này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để chọn được sản phẩm phù hợp.
Đừng tác động quá sâu: Việc chải lưỡi hoặc súc họng quá sâu có thể gây kích thích khiến người bệnh bị buồn nôn và nôn. Điều này có thể khiến acid từ dạ dày trào ngược lên họng gây tổn thương niêm mạc họng.
Không lạm dụng nước súc miệng: Sử dụng quá nhiều loại nước súc miệng hoặc súc miệng quá nhiều lần trong ngày có thể làm mất cân bằng độ pH gây kích ứng và làm nặng thêm triệu chứng đau rát, châm chích ở họng.
Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản cần làm sạch họng đều đặn mỗi ngày để có được hiệu quả tốt nhất. Mong rằng với 6 biện pháp được chia sẻ trong bài viết hôm nay, bạn đọc có thể lựa chọn được giải pháp phù hợp với mình. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia qua hotline: 1900 545 518.