Socola (sô-cô-la) – món ăn yêu thích của nhiều người, nhưng liệu nó có phù hợp với những ai đang mắc bệnh trào ngược dạ dày? Bài viết này tìm hiểu sẽ về tác động của nó đối với dạ dày và đưa ra cho bạn câu trả lời thỏa đáng.
Tìm hiểu các loại socola cơ bản và lợi ích của chúng
Socola là một trong những món ăn vặt được yêu thích trên toàn thế giới. Có ba loại socola chính: socola đen, socola sữa và socola trắng.
Socola đen được làm từ bơ cacao, cacao nguyên chất và đường, không có hoặc có rất ít sữa. Đây là loại socola có hàm lượng cacao cao nhất, thường từ 70% trở lên. Socola đen có hương vị đậm đà, hơi đắng và thường được coi là loại socola có lợi cho sức khỏe nhất do chứa nhiều chất chống oxy hóa và ít đường hơn các loại khác.
Nghiên cứu được viết trong trang 1916-1943 của Tạp chí Current Research in Food Sicence với tiêu đề “Socola đen – Tổng quan về hoạt động sinh học, phương pháp chế biến” chỉ ra rằng socola đen có nhiều đặc tính tăng cường sức khỏe hơn, tiêu thụ socola đen có tác động tích cực đến hệ vi sinh vật đường ruột và khả năng tái cơ cấu sự đa dạng và phong phú của vi khuẩn đường ruột.
Điều này xảy ra là do một số thành phần trong cacao có thể đóng vai trò như prebiotic, không bị tiêu hóa ở ruột non mà lên men ở ruột già, cung cấp thức ăn cho vi khuẩn có lợi.
Socola sữa phổ biến nhất trong số các loại socola, được làm từ bơ cacao, cacao nguyên chất, đường và sữa bột. Hàm lượng cacao trong socola sữa thường từ 10-50%. Socola sữa có vị ngọt, mịn và béo ngậy hơn so với socola đen.
Socola trắng khác biệt hoàn toàn so với hai loại trên, không chứa cacao nguyên chất mà chỉ có bơ cacao, đường và sữa bột. Do không có thành phần cacao nguyên chất, socola trắng không có màu nâu đặc trưng và không có vị đắng. Thay vào đó, socola trắng rất ngọt và có hương vị nhẹ nhàng, kem béo.
Mỗi loại socola đều có đặc trưng riêng, phù hợp với sở thích và mục đích sử dụng khác nhau.
Bị trào ngược dạ dày có ăn socola được không?
Trên thực tế, không phải tất cả những người bị trào ngược dạ dày đều phản ứng tiêu cực với socola. Mức độ nhạy cảm với các thành phần trong socola có thể khác nhau ở những đối tượng khác nhau. Một số người có thể tiêu thụ socola mà may mắn không gặp phải tình trạng trào ngược tăng cao, trong khi người khác có thể phải tránh xa socola hoàn toàn để giảm thiểu các triệu chứng không mong muốn.
Trong một nghiên cứu được in trên Tạp chí Tiêu hóa Hoa Kỳ Springer Nature có tiêu đề Socola và chứng ợ nóng: Bằng chứng về việc tăng tiết axit thực quản đưa ra kết luận rằng: Sô cô la được chứng minh là làm giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới (LES), tạo điều kiện cho quá trình sinh bệnh của các triệu chứng trào ngược dạ dày do sô cô la gây ra. Cuối cùng, nghiên cứu này đưa ra khuyến cáo rằng những bệnh nhân bị viêm thực quản trào ngược nên kiêng sô cô la.
Dựa trên việc phân tích thành phần của socola, các nghiên cứu khoa học và lấy lợi ích sức khỏe tổng thể của người trào ngược dạ dày làm yếu tố then chốt để quyết định, thì câu trả lời của câu hỏi “Bị trào ngược dạ dày có nên ăn socola không?” là:
☛ Tìm hiểu: Bị trào ngược dạ dày có nên ăn bánh mì không?
Lưu ý khi ăn socola cho người bị trào ngược dạ dày
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi ăn socola dành cho người bị trào ngược dạ dày:
- Hạn chế socola đen, ưu tiên socola trắng hoặc socola sữa vì hàm lượng methylxanthine thấp hơn.
- Nên chọn socola có hàm lượng chất béo thấp hoặc socola nguyên chất.
- Nếu thực sự rất thèm ăn socola, người bệnh chỉ nên ăn một lượng rất nhỏ, dưới 30g/ngày, với tần suất thấp không quá 3 lần/tuần.
- Ăn socola sau bữa ăn nhẹ hoặc sau bữa chính để giảm thiểu nguy cơ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit
- Sau khi ăn socola, hãy chú ý đến các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày như ợ nóng, ợ chua, nghẹn, khó nuốt… Nếu bạn cảm thấy khó chịu, hãy ngừng ăn socola và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Caffeine trong socola có thể làm tăng tác dụng của các chất kích thích thần kinh trung ương như caffeine, dẫn đến tình trạng mất ngủ, tim đập nhanh, lo lắng.
- Kết hợp socola với các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.
- Caffeine trong socola có thể làm tăng tác dụng lợi tiểu của thuốc, gây mất nước và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Socola có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc hạ áp. Đặc biệt, trong một vài trường hợp, socola có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc ức chế bơm proton (PPI) – loại thuốc thường được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày.
Nếu bạn có thắc mắc về việc ăn socola khi bị trào ngược dạ dày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, việc kết hợp chế độ ăn uống hợp lý với lối sống khoa học cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả. Có thể tóm gọn chúng thông qua một số nội dung cơ bản như sau:
- Tránh các thực phẩm kích thích: đồ uống có ga, rượu bia, cà phê, trà, thực phẩm cay nóng, đồ chua, nhiều dầu mỡ,…
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày.
- Nhai kỹ khi ăn, giúp thức ăn được nghiền nhỏ, dễ tiêu hóa.
- Không ăn tối muộn, đặc biệt không ăn sát giờ đi ngủ.
- Giảm cân nếu thừa cân. Thừa cân làm tăng áp lực lên dạ dày, gây khó khăn cho việc tiêu hóa.
- Bỏ thuốc lá nếu hút thuốc. Thuốc lá làm giảm khả năng co bóp của cơ thắt thực quản dưới, khiến axit dễ dàng trào ngược lên thực quản.
- Giữ tư thế ngồi thẳng khi ăn, giúp thức ăn dễ dàng di chuyển xuống dạ dày.
- Kê cao gối khi nằm ngủ, giúp giảm áp lực lên dạ dày.
Tóm lại, bị trào ngược dạ dày vẫn có thể thưởng thức socola nếu tuân thủ những lưu ý trên. Hãy lựa chọn socola phù hợp, ăn với lượng vừa phải và theo dõi cơ thể sau khi ăn để đảm bảo sức khỏe của mình bạn nhé!