Việc vỗ ợ hơi giúp làm giảm tình trạng đầy hơi, nôn trớ, ngủ không ngon giấc hay quấy khóc ở trẻ sơ sinh. Thế nhưng nhiều cha mẹ không biết cách khiến trẻ vỗ ợ hơi bị trớ. Vậy hãy để Hantacid.vn hướng dẫn mẹ vỗ ợ hơi cho trẻ đúng cách nhé!
Mục lục
Vì sao trẻ hay bị ợ, nôn trớ?
Trẻ bị ợ, nôn trớ nhiều lần trong ngày có thể là một tình trạng sinh lý bình thường ở trẻ hoặc có thể do các lý do sau:
- Hệ tiêu hoá của bé chưa phát triển: Dạ dày của trẻ thường nằm ngang và thể tích rất nhỏ nên lượng sữa tích tụ lại lâu hơn. Giữa thực quản và dạ dày có 1 cơ vòng hay còn gọi là cơ tâm vị, nó có tác dụng ngăn ngừa thức ăn trào ngược lên trên. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, tâm vị chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị nôn trớ, ọc sữa sau khi ăn no, vận động nhiều hoặc nằm sai tư thế.
- Bú sữa quá no: Dạ dày của trẻ sơ sinh chỉ có thể chứa 7 – 13 ml sữa mỗi lần ăn ngay sau khi sinh, tăng 30ml vào tháng thứ 3 và 200ml ở tháng thứ 6. Vì thế, nếu mẹ cho bé bú quá no, vượt quá dung tích chứa của dạ dày thì con sẽ bị trớ.
- Mắc bệnh đường ruột: Một số bệnh lý về đường tiêu hoá ở trẻ như lồng ruột, rối loạn nhu động ruột, viêm đường ruột,… cũng có thể gây nôn trớ đi kèm với các triệu chứng như sốt, quấy khóc, đau bụng, không chịu ăn,…
- Ngộ độc thức ăn: Nếu bé bị trớ nhiều lần trong ngày kèm theo sốt, đau bụng, tiêu chảy, thậm chí có thể co giật, đây là những dấu hiệu đặc trưng của ngộ độc thức ăn. Trong trường hợp này, bố mẹ nên đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức.
- Đầy hơi: Đầy hơi làm chậm quá trình tiêu hoá sữa, trong dạ dày của trẻ có nhiều khí và hơi, gây ra ợ hơi, nôn trớ. Bé bị đầy hơi thường đi kèm thêm các triệu chứng như bú kém, quấy khóc, bụng cứng khi sờ, đau bụng, chướng bụng, táo bón.
Lúc nào nên vỗ ợ hơi cho trẻ?
Đầy hơi có thể khiến cho trẻ khó chịu, đôi khi làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ vào những thời điểm sau:
- Khi trẻ ngừng bú: Thời điểm thích hợp để giúp trẻ đẩy bớt hơi thừa ra ngoài là khi trẻ ngừng bú, quấy khóc khi bú hoặc trẻ có biểu hiện khó chịu. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn và bú cả hai bên vú của mẹ, hãy vỗ ợ hơi cho bé xen kẽ giữa các lần bú và sau mỗi lần bú xong.
- Bé buồn ngủ khi bú: Nếu bé ngủ gật khi đang bú mẹ hoặc bú bình, việc vỗ ợ hơi sẽ đánh thức trẻ và giúp trẻ bú lâu hơn. Mẹ có thể đặt trẻ lại vào bên vú mà trẻ vừa bú để xem trẻ có muốn bú thêm hay không. Nếu có, mẹ tiếp tục vỡ ợ hơi cho trẻ thêm lần nữa.
- Khi mẹ cho bé chuyển vú: Nếu trong mỗi lần cho bé bú, mẹ chỉ cho bé bú một bên thì sau khi bé bú xong hãy vỗ ợ hơi cho bé.
- Giữa các lần cho bé bú: Ngoài những thời điểm trên, bố mẹ cũng nên vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau mỗi lần bú. Nếu trẻ quấy khóc và khó ngủ, mẹ hãy giúp bé vỗ ợ hơi để con cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, trẻ cũng có thể bị đầy hơi khi trẻ khóc hoặc đau bụng. Do đó, bố mẹ nên thường xuyên vỗ ợ hơi cho trẻ.
Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi đúng cho trẻ
Nếu sau một vài phút khi bé bú xong mà bé vẫn chưa ợ hơi thì mẹ nên thay đổi tư thế và cho bé ngừng bú. Bởi lúc này, bé đã nuốt nhiều không khí khiến dạ dày bé bị đầy và không thể ợ. Dưới đây là hướng dẫn 3 cách vỗ ợ hơi đúng cho trẻ mà các mẹ có thể dễ dàng thực hiện.
Tư thế bế vác
Mẹ dùng một chiếc khăn sạch đặt lên vai, sau đó bê vác bé, sao cho đầu bé tựa vào vai mẹ. Một tay bế bé, tay còn lại nhẹ nhàng xoa lưng theo hình vòng tròn. Mẹ cũng có thể chụm bàn tay lại và vỗ theo hướng từ dưới lên trên để bé có thể ợ hơi ra ngoài.
Tư thế ngồi
Với tư thế này, mẹ cũng sẽ đặt một chiếc khăn sạch lên đùi và cho bé ngồi vuông góc với mẹ, người bé ngả về phía trước. Một tay giữ đầu và ngực bé, tay còn lại chụm lại vỗ nhẹ từ dưới lên trên để giúp bé loại bỏ khí thừa. Cách này thực hiện tương tự như tư thế bế vác.
Tư thế nằm sấp
Mẹ cho bé nằm sấp trên cánh tay hoặc đùi của mẹ và đảm bảo rằng phần đầu của bé cao hơn so với ngực. Sử dụng một tay giữ bé, tay còn lại thực hiện động tác vỗ nhẹ để giúp bé ợ hơi.
Dưới đây là video hướng dẫn chi tiết cách vỗ ợ hơi cho trẻ
Lưu ý khi vỗ ợ hơi bị trớ cho trẻ
Bố mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:
- Mẹ nên vỗ lưng cho bé trong thời gian khoảng 10 – 15 phút. Nếu bé vẫn còn ợ hơi, mẹ nên thay đổi tư thế và tiếp tục thực hiện động tác vỗ lưng cho bé.
- Trẻ sơ sinh luôn cần được vỗ ợ sau khi bú để tránh tình trạng đầy hơi. Đôi khi bé có thể tỉnh giấc đột ngột thì đó là biểu hiện cần ợ hơi, vì thế mẹ không cần phải lo lắng quá mức.
- Khi thực hiện việc vỗ ợ hơi cho trẻ, mẹ nên tuân thủ đúng các thao tác được hướng dẫn và áp dụng với lực vừa phải để không gây tổn thương cho bé.
- Nếu bé vẫn khóc và có các triệu chứng đi kèm như tiêu chảy, nôn trớ, trong phân có máu thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.
Một số câu hỏi thường gặp
Bên cạnh câu hỏi về cách vỗ ợ hơi bị trớ cho trẻ thì Hantacid còn nhận được một số câu hỏi thường gặp khác, điển hình như:
Trẻ nôn trớ sau khi uống thuốc, có nên uống lại liều mới?
Trên thực tế, việc quyết định có nên cho trẻ uống lại liều mới sau khi nôn trớ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố có thể bao gồm thời gian uống thuốc, loại thuốc, liều lượng thuốc, sức khỏe của trẻ và độ tuổi bé,… Việc xác định đầy đủ tất cả các yếu tố này thường rất khó, vì vậy, lời khuyên cho bố mẹ là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định cụ thể và phù hợp.
Dưới đây là nguyên tắc cơ bản dựa trên thời gian trẻ nôn sau khi uống thuốc, từ đó bố mẹ có thể đưa ra quyết định nên cho con uống liều mới hay không. Tuy nhiên, lưu ý rằng đây chỉ là nguyên tắc cơ bản bố mẹ nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể:
- Trẻ bị nôn trong vòng 15 phút sau khi uống thuốc và có thể nhìn thấy viên thuốc (đối với thuốc dạng viên) trong dịch nôn: Trường hợp này bé cần uống thêm một liều thay thế.
- Trẻ bị nôn sau khoảng 30-45 phút: Bé có thể uống thêm một liều thuốc. Tuy nhiên bố mẹ nên cân nhắc giữa kết quả điều trị và các tác dụng phụ có thể xảy ra trong trường hợp trẻ uống quá liều. Chẳng hạn, các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc chống đông máu, các loại thuốc Opioids,… thì không nên cho trẻ uống thêm vì có thể tăng nguy cơ quá liều thuốc ở trẻ.
- Nôn sau hơn 1 tiếng uống thuốc: Trường hợp này, mẹ không cần cho bé uống lại liều mới.
Trẻ bị trớ có nên cho ăn tiếp?
Nếu sau khi nôn, trẻ vẫn cảm thấy đói thì mẹ hãy tiếp tục cho bé ăn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không nên cho trẻ ăn sau khi nôn.
Nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trẻ lên và không muốn bú sau khi nôn trớ nhiều lần , mẹ có thể cho trẻ uống nước bằng thìa hoặc bình. Việc này giúp tránh trình trạng bé bị mất nước, sau đó mẹ chờ một lúc rồi thử cho trẻ ăn lại.
Trẻ bị nôn trớ ra đờm là sao?
Trong trường hợp trẻ ọc sữa chỉ xảy ra trong vài tháng đầu và sức khỏe của bé không bị ảnh hưởng thì mẹ không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn trớ ra đờm và hơi thở khò khè, có thể trẻ đang gặp vấn đề về dị ứng hoặc trào ngược dịch vị dạ dày.
Trào ngược dịch vị dạ dày có thể gây tăng tiết đờm nhớt, gây trớ sữa và thở khò khè cho trẻ. Dị ứng cơ địa cũng có thể gây tăng tiết và ứ đọng đờm nhớt ở vòm mũi, dẫn đến tình trạng ngạt mũi nên bé phải thở bằng miệng.
Có đờm ở cổ họng xuất hiện do các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp, làm cho trẻ cảm thấy khó thở, ho và kích ứng cổ họng. Do đó, khi trẻ nôn trớ sẽ có cả đờm.
Xử lý khi trẻ bị trớ lên mũi
Trẻ sơ sinh thường bị trớ (kể cả trớ lên mũi) trong quá trình bú mẹ, đây là điều bình thường. Trong hầu hết các trường hợp, mẹ chỉ cần ngừng cho trẻ bú và bế đứng trẻ, sau đó vỗ nhẹ lưng để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ còn tỉnh táo nhưng vẫn có triệu chứng ho và khó thở do sặc sữa, bố mẹ nên có các biện pháp sơ cứu sau đây:
- Vỗ lưng: Đặt bé nằm sấp sao cho đầu thấp hơn hông. Sử dụng một tay để cố định cổ và ngực trẻ, tay còn lại vỗ liên tục 5 lần vào cùng giữa hai bả vai bé với một lực vừa phải.
- Ấn ngực: Đặt bé ở tư thế nằm ngửa và đặt hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) vào giữa ngực trẻ, sau đó ấn xuống phần xương ức 5 lần liên tục. Động tác này giúp đẩy không khí ra khỏi phổi và giải quyết tắc nghẽn cho trẻ.
- Gọi cấp cứu: Nếu da trẻ vẫn tím tái, ho sặc sụa, khó thở hoặc bất tỉnh, bố mẹ hãy đặt trẻ nằm trên bề mặt phẳng cứng và tiến hành cấp cứu hồi sức tim phổi (CPR) cho bé. Lưu ý, cha mẹ cần được đào tạo trước về kiến thức cơ bản và cấp cứu thực hành. Trong quá trình sơ cứu, hãy liên hệ đến các cơ sở y tế để đưa trẻ đến bệnh viện này lập tức nếu cần.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên của Hantacid sẽ hướng dẫn cho các mẹ cách vỗ ợ hơi bị trớ cho trẻ đúng cách. Đồng thời, có thể giải đáp được các thắc mắc về trẻ bị nôn trớ. Nếu còn có thắc mắc nào khác, hãy để lại phản hồi dưới phần bình luận để Hantacid có thể tư vấn thêm cho bạn nhé!