Phương pháp bấm huyệt chữa đau thượng vị hiện đang được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thực sự hiệu quả và an toàn khi thực hiện đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc 7 cách bấm huyệt chữa đau thượng vị và các lưu ý khi thực hiện để đạt được hiệu quả cao nhất.
Mục lục
Đau thượng vị là gì?
Đau thượng vị là một triệu chứng phổ biến thường gặp của các bệnh lý liên quan đến đau dạ dày. Chúng thường xuất hiện ở vùng thượng vị, phía trên rốn, dưới xương ức và giữa hai bên mạn sườn.
Theo y học hiện đại, đau thượng vị có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau do đây là vị trí có liên quan mật thiết đến các cơ quan quan trọng của cơ thể như dạ dày, gan, thực quản, ruột non,… Do vậy, khi các cơ quan này bị tổn thương như viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,… đều có thể dẫn đến tình trạng đau thượng vị.
Theo y học cổ truyền, đau thượng vị còn được gọi là vị quản thống hay tâm vị thống. Nguyên nhân gây bệnh thường do hàn tà phạm vị gây tổn thương, hoặc do ăn uống không điều độ, thức ăn ôi thiu, nóng lạnh thất thường, các thực phẩm có tính kích thích như rượu bia, cà phê,… Ngoài ra, can khí phạm vị hoặc tỳ vị hư hàn dẫn đến khí cơ trở trệ, mất chức năng vận hòa, không lưu thông (bất thông tắc thống) gây nên chứng vị quản thống.
Tại sao bấm huyệt có thể cải thiện đau thượng vị?
Trong phân tích nghiên cứu tài liệu y học cổ truyền Trung Quốc liên quan đến đau vùng thượng vị và các quy tắc chọn huyệt trong điều trị hội chứng ứ đọng khí, cho thấy huyệt vị có mối liên hệ chặt chẽ đến các kinh mạch và phủ tạng của toàn cơ thể. Khi kinh mạch bị trì trệ, khí huyết khó lưu thông sẽ dẫn đến sinh bệnh.
Bấm huyệt là phương pháp cổ truyền có tác dụng đả thông kinh mạch, kích thích tăng cường lưu thông khí huyết giúp tỳ vị hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, khi bấm huyệt đúng cách, huyệt vị kích thích tỳ vị tăng cường sản sinh dịch vị, thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau, giảm co thắt dạ dày gây đau tức thượng vị. Dựa trên nguyên lý này, bấm huyệt có thể giúp cải thiện đáng kể chức năng tiêu hóa, hỗ trợ giảm đau thượng vị hiệu quả.
Hướng dẫn 7 cách bấm huyệt chữa đau thượng vị
Trên cơ thể người có nhiều huyệt vị khác nhau, tác động đúng huyệt vị và thực hiện đúng cách sẽ mang đến hiệu quả tích cực. Dưới đây là một số huyệt đạo chữa đau thượng vị mà người bệnh có thể tham khảo thực hiện.
Bấm huyệt cự khuyết
Huyệt cự khuyết nằm ở vị trí giữa bụng (chỗ lõm của chấn thủy), phía trên rốn và cách rốn khoảng 6 thốn(*). Tác động vào huyệt cự khuyết có tác dụng kích thích tăng tiết dịch vị, hỗ trợ giảm nóng rát, ợ chua, giảm co thắt dạ dày.
Cách thực hiện: Xác định đúng vị trí của huyệt cự khuyết, sau đó dùng ngón tay cái ấn vào huyệt với lực vừa phải trong 1 phút. Lặp lại nhiều lần, mỗi ngày thực hiện 1-2 lần đến khi cơn đau thượng vị thuyên giảm.
(*) Quy ước:
- 1 thốn = bề rộng của đốt thứ hai của ngón tay cái
- 1,5 thốn = bề rộng của hai ngón (ngón trỏ và ngón giữa) xếp khít nhau
- 2 thốn = bề rộng của ba ngón tay (trừ ngón cái và ngón út) xếp khít nhau
- 3 thốn = bề rộng của bốn ngón tay (trừ ngón cái) xếp khít nhau
Bấm huyệt thượng quản
Huyệt thượng quản nằm ở vùng bụng trên rốn khoảng 5 thốn, cách huyệt cự khuyết 1 thốn. Khi kích thích huyệt đạo này, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau thượng vị dần thuyên giảm và các triệu chứng như sôi bụng, tức bụng, buồn nôn sẽ được cải thiện.
Cách thực hiện: Sử dụng đầu ngón tay cái ấn với lực vừa phải vào vị trí huyệt đạo trong khoảng 1 phút. Mỗi ngày người bệnh nên thực hiện từ 1 đến 2 lần. Lặp lại mỗi ngày đến khi cơn đau thượng vị thuyên giảm.
Tác động huyệt trung quản
Huyệt trung quản nằm ở vùng bụng trên rốn khoảng 4 thốn, giữa hai bờ sườn. Kích thích huyệt trung quản sẽ hỗ trợ bài tiết dịch vị, kích thích tiêu hóa, giảm đau thượng vị do co thắt dạ dày.
Cách thực hiện: Dùng đầu ngón tay cái ấn mạnh lên vị trí của huyệt trung quản, khi bấm huyệt này sẽ có cảm giác tê tức. Thực hiện bấm huyệt khoảng 1 phút, lặp lại nếu cần thiết đến khi cơn đau thuyên giảm.
Kích thích huyệt thái xung
Tác động lên huyệt thái xung là huyệt đạo có tác dụng thanh can hỏa, bình can, tăng cường lưu thông khí huyết. Huyệt nằm tại vị trí cách khe giữa của ngón chân thứ nhất và thứ hai khoảng 1,5 thốn. Đây cũng là vị trí nối giữa xương ngón chân thứ nhất và thứ hai.
Cách thực hiện: Xác định vị trí của huyệt thái xung, sau đó dùng ngón tay cái tác động một lực vừa phải lên huyệt trong khoảng 2 phút, đến khi cảm thấy bị căng tức thì dừng lại. Mỗi ngày nên thực hiện lặp lại 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bấm huyệt túc tam lý
Tác động vào huyệt túc tam lý sẽ hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm nôn mửa, táo bón. Huyệt đạo này nằm ở vị trí đầu gối. Xác định vị trí huyệt đạo bằng cách đặt tay lên đầu gối, điểm đầu nhón tay út chính là huyệt túc tam lý.
Cách thực hiện: Sau khi xác định chính xác vị trí huyệt, dùng đầu ngón tay trỏ và ngón giữa ấn mạnh vào huyệt túc tam lý. Thực hiện bấm huyệt khoảng 2 phút, khi đó người bệnh có thể sẽ cảm thấy căng tức và tê chân. Có thể lặp lại bấm huyệt 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cao.
Kích thích huyệt công tôn
Huyệt công tôn nằm ở vị trí dưới hai gan bàn chân, tại vị trí lõm, nơi tiếp nối giữa thân và đầu sau thân xương đốt ở bàn chân, tại nơi tiếp giáp giữa phần mu bàn chân và gan bàn chân, cách mắt cá chân 3 thốn. Tác động lên huyệt công tôn có tác dụng cải thiện tình trạng đau dạ dày, viêm ruột, hỗ trợ tiêu hóa.
Cách thực hiện: Xác định vị trí huyệt công tôn, dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa tác động một lực vừa phải lên huyệt trong 1 đến 3 phút. Mỗi ngày nên thực hiện lặp lại 2 đến 3 lần đến khi cơn đau thượng vị được cải thiện.
Tác động huyệt nội quan
Huyệt nội quan nằm ở vị trí giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé, phía trong cổ tay, cách đường chỉ tay khoảng 2 thốn. Tác động vào huyệt nội quan sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đáng kể triệu chứng của dau dạ dày, viêm dạ dày như giảm đau thượng vị, căng tức bụng, ợ chua,…
Cách thực hiện: Sau khi xác định vị trí huyệt nội quan, dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt nội quan trong khoảng 1 đến 3 phút. Thực hiện lặp lại 2 đến 3 lần trong ngày đến khi cơn đau thượng vị thuyên giảm.
☛ Tham khảo thêm: Cách bấm huyệt chữa trào ngược dạ dày
Một số lưu ý khi bấm huyệt chữa đau thượng vị
Khi áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa đau thượng vị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trước khi bấm huyệt, người bệnh nên xoa bóp vùng cơ bụng để làm ấm cơ thể đồng thời tăng cường lưu thông khí huyết.
- Khi bấm huyệt, nên giữ tay vuông góc với vị trí huyệt đạo, dùng lực vừa phải đến khi có cảm giác căng tức, không nên day quá mạnh gây đau đớn, khó chịu.
- Không áp dụng phương pháp này đối với phụ nữ đang mang thai, người sau khi ăn no, người mới trải qua phẫu thuật vùng bụng.
- Nếu không thể xác định đúng vị trí huyệt đạo, tốt nhất không nên thực hiện day ấn tránh gây đau nhức, bầm tím.
- Nên áp dụng phương pháp này vào buổi sáng sớm khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bấm huyệt chữa đau thượng vị hiệu quả đến đâu?
Bấm huyệt chữa đau thượng vị là phương pháp giúp giảm đau tức thời, có thể đem lại một số kết quả tích cực cho người bệnh như giúp giảm chứng đau bụng, đầy hơi, đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này không có tác dụng điều trị lâu dài và triệt để tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân đau thượng vị dạ dày và cách điều trị!
Phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với người đau thượng vị mức độ nhẹ. Đối với đau thượng vị mức độ nghiêm trọng, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị chuyên sâu, đồng thời áp dụng song song với việc dùng thuốc và các liệu pháp bổ trợ như châm cứu, xoa bóp, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt…
Kết hợp Hantacid – giảm đau thượng vị sau 3 phút!
Ngay khi xuất hiện triệu chứng đau thượng vị, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… người bệnh có thể dùng ngay một gói Hantacid – Thuốc kháng acid, giải pháp giảm đau dạ dày chỉ sau 3 PHÚT!
Hantacid với sự kết hợp 3 thành phần Nhôm hydroxyd, Magie hydroxyd và Simethicon, sản phẩm đem đến 2 ưu điểm vượt trội:
- Tác động nhanh: Khi vào cơ thể, Hantacid trung hòa trực tiếp acid dạ dày, chỉ khoảng 10 giây để nâng pH dịch dạ dày lên mức bình thường (pH 2), nhờ đó làm giảm tác động của acid giúp giảm đau rát nhanh chóng. Cùng với đó, cơ chế phá bọt của thành phần Simethicon giúp giảm đầy bụng, chướng hơi, thúc đẩy quá trình tiêu hóa hiệu quả.
- Hiệu quả kéo dài: Hantacid được áp dụng công nghệ bào chế hiện đại – Gel 3D. Sản phẩm có dạng hỗn dịch lỏng, khi kết hợp với acid dạ dày tạo thành dạng gel, giải phóng hoạt chất từ từ, giúp kéo dài hiệu quả tác dụng lên đến 4 GIỜ.
Hantacid là THUỐC, đã được cấp phép bởi Bộ Y tế. Với công thức điều vị đặc biệt, Hantacid có mùi vị thơm ngon như sữa nhưng hoàn toàn không chứa đường sữa, phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, trẻ em trên 2 tuổi, người bệnh tiểu đường,…
Chỉ cần sử dụng 1-2 gói/lần, ngày 3-4 lần, cơn đau thượng vị sẽ nhanh chóng được cải thiện, giúp dạ dày ổn định và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách bấm huyệt chữa đau thượng vị và những lưu ý khi thực hiện phương pháp này. Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về tình trạng sức khỏe, hãy để lại thông tin bên dưới để được liên hệ tư vấn nhanh nhất.
Phương đã bình luận
hội chứng ruột kích thích hay tiêu chảy có uống hantacid được không
Nguyễn Thu Phương đã bình luận
Chào bạn
Hantacid chỉ dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày tá tràng có các biểu hiện ợ chua, ợ nóng, đầy hơi. Nếu mắc hội chứng ruột kích thích bạn nên tham khảo tư vấn bác sĩ để sử dụng thuốc hiệu qả.