Bệnh dạ dày rất phổ biến tại Việt Nam với hơn 10% dân số mắc bệnh và tăng dần theo từng năm. Vậy bệnh đau dạ dày là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?
Bệnh đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày, hay còn gọi là đau bao tử, là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do viêm loét. Viêm loét dạ dày tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng ăn sâu xuống lớp dưới niêm mạc đến các lớp cơ tạo thành các ổ loét, điều này phân biệt với viêm trợt chỉ giới hạn ở tổn thương viêm lớp niêm mạc.
Nguyên nhân gây đau dạ dày
Nguyên nhân gây đau dạ dày là do mất cân bằng giữa hai nhóm yếu tố gồm yếu tố bảo vệ dạ dày và nhóm yếu tố gây loét, thực chất là tác động kích thích của acid dạ dày HCl & pepsin vượt quá khả năng bảo vệ của cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng
Các yếu tố gây viêm loét gồm:
- Sự gia tăng của acid dịch vị HCl & pepsin
- Vi khuẩn HP
- Tác dụng phụ khi dùng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid (NSAID)
- Rượu bia
- Thuốc lá
- Sự trào ngược của acid mật
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:
- Căng thẳng về thần kinh, tâm lí, chấn thương về mặt tình cảm, tinh thần: Stress gây tăng tiết andrenalin gây co niêm mạc ( giảm bảo vệ) và thông qua ACTH- cortisol gây tăng tiết acid. Làm vết loét dễ xuất hiện
- Yếu tố di truyền: hay đề cập đến các vấn đề là tăng tiết HCl và pepsinogen bẩm sinh và sự tăng nhạy cảm với các yếu tố nguy cơ.
- Rối loạn chức năng nội tiết.
- Rối loạn nhịp điệu và tính chất thức ăn: bữa ăn không đúng giờ, ăn nhiều vị cay chua, lạm dụng rượu, thuốc lá.
- Bệnh lí của một số cơ quan khác kèm theo như : xơ gan, viêm gan mạn, u tụy (Hội chứng Zollinger Ellson).
- Một số bệnh nội tiết: Basedow, cường vỏ thượng thận…
Triệu chứng bệnh đau dạ dày
- Tóm tắt các triệu chứng hay gặp
- Đau thượng vị, có tính chất chu kì nhịp điệu, và tính lan xuyên điển hình
- Nóng rát dạ dày thực quản
- Đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, ăn kém.
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn và nôn.
- Suy nhược thần kinh, mệt mỏi, mất ngủ cáu gắt.
- Phân tích chi tiết các triệu chứng đau dạ dày
Đau thượng vị( đau ở vị trí giữa rốn và hõm ức) bệnh nhân cảm thấy đau âm ỉ, , tức nặng thượng vị cho đén đau cồn cào rát bỏng, nhức nhối, dữ dội vùng thượng vị nhưng rất hiếm khi đau quặn bụng , mức độ đau phụ thuộc vào vị trí ổ loét, thời kì bệnh, tuổi và tùy từng bệnh nhân. Cơn đau thường có tính chu kì, nhịp điệu:
Đau theo chu kì: các đợt đau thượng vị thường xảy ra vào mùa rét hoặc lúc chuyển mùa, mỗi đợt đau kéo dài từ một đến vài tuần hoặc hàng tháng, sau đó có thể tự hết mà không cần chữa trị, các chu kí đau thường liên quan đến Stress.
Tính nhịp điệu nghĩa là cường độ đau thượng vị thay đổi theo ngày và đêm. Bệnh nhân loét tá tràng đau vào lúc đói và ban đêm. Bệnh nhân loét dạ dày đau sau ăn, dùng thuốc Antacid giảm đau kém rõ ràng như bệnh nhân loét tá tràng.
Tính lan xuyên và vị trí loét: loét tá tràng đau ở thượng vị lệch sang bên phải, nếu loét ở mặt sau hành tá tràng đau lan ra sau lưng. Loét dạ dày đau thượng vị lệch trái nếu loét ở tâm vị, mặt sau của dạ dày đau lan lên trên ngực dễ nhầm với co thắt mạch vành.
Triệu chứng xảy ra tùy thuộc vào giai đọa tiến triển của bệnh nhân: đợt cấp hay thuyên giảm; phụ thuộc vào vị trí ổ loét: loét dạ dày hay tá tràng, loét có kèm theo biến chứng. Khi đang có đợt cấp các triệu chứng lâm sàng rầm rộ hơn.
Cách điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày
Thứ nhất, làm giảm acid- pepsin ở dịch vị bằng các thuốc ức chế bài tiết hoặc các thuốc trung hòa acid (ví dụ thuốc dạ dày Hantacid)
Thứ hai, tăng cường các yếu tố bảo vệ niem mạc bằng các thuốc tạo màng che phủ, băng bó ổ loét, kích thích sự tái sinh của các tế bào niêm mạc dạ dày.
- Diệt trừ HP bằng các thuốc kháng sinh hoặc một số thuốc khác như metronidazol, bismuth…
- Điều trị hỗ trợ, nâng cao sức khỏe bệnh nhân theo qua điểm điều trị toàn diện.
Ngoài ra, bệnh nhân nên điều chỉnh lối sống, sinh hoạt để giảm thiểu stress, tránh rượu bia, café thuốc lá, ăn uống điều độ, tránh thức khuya. Nên điều trị bệnh khi có triệu chứng và nên điều trị theo từng đợt đúng chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả điều trị tốt nhất.