Rất nhiều người bệnh chọn cách trị viêm loét dạ dày tại nhà nhằm giảm bớt chi phí và tránh gây tác dụng phụ cho cơ thể. Thế nhưng, không phải người bệnh nào cũng tìm được giải pháp phù hợp với tình trạng của mình. Để giải tỏa băn khoăn này, bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn đọc 6 cách trị viêm loét dạ dày tại nhà được áp dụng phổ biến hiện nay.
Mục lục
Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là hiện tượng niêm mạc dạ dày xuất hiện các vết tổn thương viêm hoặc loét. Tình trạng này xảy ra do niêm mạc dạ dày bị tấn công bởi một số yếu tố như: acid dạ dày, enzyme tiêu hóa pepsin, vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).
Có hai nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày gồm: nhiễm khuẩn HP và lạm dụng thuốc chống viêm NSAIDs. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng thúc đẩy viêm loét dạ dày như: thường xuyên sử dụng thực phẩm gây hại cho dạ dày, thói quen bỏ bữa, ăn không đúng giờ, thức khuya và stress kéo dài.
Triệu chứng phổ biến nhất của người bệnh viêm loét dạ dày là tình trạng đau, nóng rát ở vùng bụng phía bên trái hoặc đau thượng vị (dưới xương ức). Tuỳ vào mức độ tổn thương mà người bệnh sẽ gặp phải cơn đau khác nhau, có thể là: đau nhẹ, đau râm ran, đau nhói, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau dạ dày thường xuất hiện khi người bệnh đói và giảm nhẹ sau khi ăn. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
- Ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Giảm cảm giác thèm ăn, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon.
- Đi ngoài phân đen hoặc phân lẫn máu.
Bệnh gây ra nhiều khó chịu nên nhiều người thắc mắc không biết “Viêm loét dạ dày có chữa khỏi dứt điểm được không?“. Câu trà lời là có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Người bệnh chỉ cần loại bỏ nguyên nhân, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và tuân thủ phác đồ của bác sĩ. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần tái khám đúng lịch hẹn ngay cả khi đã hết triệu chứng khó chịu. Sau khi chữa khỏi, người bệnh nên tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện khám sức khỏe dạ dày định kỳ hàng năm.
6 cách trị viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả
Các biện pháp điều trị viêm loét dạ dày tại nhà thường hướng tới các tác động: cải thiện triệu chứng khó chịu, hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương và tham gia loại bỏ yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày. Dưới đây là 6 biện pháp hiệu quả được áp dụng phổ biến hiện nay.
1. Massage bụng
Động tác massage tạo lực vừa phải lên vùng bụng giúp điều hoà nhu động ruột – dạ dày, giúp quá trình tiêu hoá diễn ra trơn tru hơn. Nhờ vậy, người bệnh sẽ giảm được các triệu chứng: đau thắt hoặc đau quặn bụng, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, hay ợ hơi, ợ chua.
Bên cạnh đó, động tác massage cũng làm ấm, kích thích tăng cường tuần hoàn máu đến vùng bụng, qua đó tăng cường tưới máu đến niêm mạc dạ dày. Tác động này giúp các tổn thương trên niêm mạc dạ dày lành lại nhanh hơn. Phương pháp thực hiện khá đơn giản, như sau:
- Xoa hai bàn tay vào nhau đến khi lòng bàn tay nóng lên.
- Áp tay vào vùng bụng, tạo lực ấn nhẹ nhàng và xoa tròn vùng bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 – 7 phút.
- Tiếp đó, dùng các đầu ngón tay, đặt ở vùng thượng vị, ấn nhẹ và day tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 3 – 5 phút.
- Người bệnh có thể thoa một chút tinh dầu khuynh diệp, đinh hương, hoa hồi hoặc quế lên lòng bàn tay trước khi massage để tạo hương thơm dễ chịu, tăng tác dụng chống viêm, giảm đau cho người bệnh.
2. Chườm ấm
Trong viêm loét dạ dày, liệu pháp chườm ấm giúp làm ấm vùng bụng, thư giãn các cơ vùng bụng, ngực, cơ trơn đường tiêu hoá, qua đó giảm cảm giác đau tức thượng vị, đau thắt hoặc đau quặn bụng.
Mặt khác, nhiệt độ ấm kích thích tuần hoàn máu đến vùng bụng nhiều hơn, tăng tưới máu dưới niêm mạc dạ dày, hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương trên niêm mạc. Cách thực hiện như sau:
- Cho nước ấm khoảng 50 độ C vào túi chườm chuyên dụng. Nếu không có túi, bạn có thể dùng một khăn dày, nhúng vào nước ấm, vắt ráo nước.
- Đặt túi chườm hoặc khăn ấm lên vùng bụng bị đau, có thể di chuyển qua lại xung quanh vị trí đau trong khoảng 10 – 15 phút.
- Người bệnh có thể thực hiện 2 – 3 lần/ ngày hoặc khi có triệu chứng khó chịu.
Lưu ý: Không sử dụng nước trên 70 độ C vì có thể gây ra cảm giác bỏng rát trên da.
3. Dùng nghệ mật ong
Trong củ Nghệ vàng chứa hoạt chất Curucmin. Một báo cáo khoa học đã đưa ra các nghiên cứu để chứng minh rằng sử dụng curcumin ở liều 40mg/ kg cho hiệu quả giảm tiết acid, làm lành vết loét vượt trội so với lansoprazole – một thuốc chống tiết acid thuộc nhóm ức chế bơm Proton(PPI).
Ngoài ra, curcumin là một chất oxy hoá có thể hoạt động như chất kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP và ngăn ngừa những thay đổi gây ung thư ở bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính.Trong khi đó, mật ong được biết đến với tính kháng khuẩn, chống viêm và bổ sung các vitamin, chất khoáng cho cơ thể.
Vậy nên, việc kết hợp mật ong và nghệ là biện pháp hiệu quả để khắc phục các triệu chứng: đau dạ dày thượng vị, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu và thúc đẩy vết viêm loét lành lại nhanh hơn. Để áp dụng biện pháp này, người bệnh thực hiện như sau:
- Trộn tinh bột nghệ vàng với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 2:1.
- Dùng tay đã rửa sạch vo thành từng viên nhỏ bằng đầu đũa.
- Đem viên nghệ – mật ong phơi hoặc sấy khô.
- Mỗi lần dùng 2 viên, 2 – 3 lần/ ngày, uống trước bữa ăn.
Nếu không có thời gian làm viên nghệ, bạn có thể pha khoảng 10g tinh bột nghệ với 100ml nước ấm và thêm một thìa cà phê mật ong, khuấy đều rồi uống trước bữa ăn. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày, liên tục trong 1 – 3 tháng để có được kết quả tốt.
☛ Tìm hiểu thêm: 5 cách chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong – hướng dẫn và lưu ý
4. Sử dụng lá dạ cẩm
Dạ cẩm là cây thuốc trị loét miệng nổi tiếng của người dân Lạng Sơn. Năm 1960, cây thuốc này được Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn đưa vào nghiên cứu lâm sàng tác dụng điều trị viêm loét dạ dày. Kết quả cho thấy, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau dạ dày, giảm ợ chua và làm lành vết loét. Năm 1962, cây thuốc này chính thức được đưa vào danh mục thuốc điều trị dạ dày của Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn.
Ngoài ra, năm 2001, một nghiên cứu của Tiến sĩ Lại Quang Long – Trường Đại học Dược Hà Nội cũng chứng minh được dịch chiết dạ cẩm có tác dụng giảm tiết acid dạ dày, giảm thể tích dịch vị, giảm chỉ số điểm loét và ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.
Cách dùng cây dạ cẩm chữa viêm loét dạ dày như sau:
- Lấy 30g lá và ngọn dạ cẩm đem đi sắc cùng 500ml nước.
- Đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 5 phút, sau đó tắt bếp và chắt lấy phần nước thuốc.
- Chia phần nước thu được thành 2 – 3 phần, uống vào trước bữa ăn hoặc khi bị đau.
- Có thể thêm một chút đường để vị dễ uống hơn.
5. Dùng lá khôi tía
Lá khôi tía là thảo dược trị viêm loét dạ dày được sử dụng phổ biến. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí nghiên cứu Y học cho thấy, ở mức liều dùng 150mg dược liệu khô/ kg/ ngày x 12 ngày, lá khôi có tác dụng giảm chỉ số điểm loét, giảm chỉ số loét, giảm acid dạ dày tự do và toàn phần, giảm thể tích dịch vị và trung hòa acid dạ dày (pH dịch vị tăng).
Cách dùng lá khôi khá đơn giản, bạn thực hiện như sau:
- Lấy một nắm lá khôi (khoảng 40 – 80g) đem sắc cùng với 500ml nước.
- Đun sôi với nước hoặc pha như pha trà bình thường, ủ trà khoảng 5 phút.
- Chắt lấy phần nước, chia làm 2 – 3 lần, uống trước bữa ăn hoặc khi có triệu chứng đau.
6. Dùng cây chè dây
Một nghiên cứu của PGS.TS Phạm Thanh Kỳ – Trường Đại học Dược Hà Nội đã phân tích được trong cây chè dây có chứa các thành phần gồm: flavonoid, tanin, saponin, anthraglycosid,… Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Việt cho thấy, flavonoid là một hợp chất chống oxy hoá, có tác dụng chống viêm, giảm đau và thúc đẩy quá trình làm lành viêm loét trên niêm mạc dạ dày. Hợp chất này cũng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP.
Cách dùng chè dây để chữa viêm loét dạ dày như sau:
- Lấy 30g chè dây, hãm cùng nước sôi hoặc sắc với khoảng 600ml nước. Ủ trà trong khoảng 15 – 20 phút.
- Chắt lấy phần nước thuốc, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn 30 phút hoặc khi đau.
- Mỗi đợt uống kéo dài liên tục từ 25 – 30 ngày.
☛ Đọc thêm: 7 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày có căn cứ khoa học
Khi nào viêm loét dạ dày có thể điều trị tại nhà?
Muốn biết tình trạng của mình có thể trị viêm loét dạ dày tại nhà hay không, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để xác nhận mức độ viêm loét trên niêm mạc dạ dày. Những trường hợp viêm loét dạ dày nhẹ có thể điều trị tại nhà bao gồm:
- Người bệnh chưa có tổn thương trên niêm mạc dạ dày hoặc tổn thương nhẹ như: niêm mạc đỏ, phù nề.
- Các triệu chứng nhẹ nhàng như: ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, cảm giác đau mờ nhạt.
- Được bác sĩ cho phép tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà.
Ngược lại, bệnh nhân viêm loét dạ dày nặng sẽ không thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà mà cần tuân thủ phác đồ được bác sĩ chỉ định. Những ca bệnh này thường gồm:
- Triệu chứng rõ ràng, cường độ mạnh và tần suất dày đặc như: đau quặn, đau nhói, đau âm ỉ, đau dữ dội dạ dày, nóng rát dạ dày thực quản, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
- Nội soi dạ dày thấy các tình trạng như: viêm trợt, viêm xung huyết, ổ loét, xuất huyết dạ dày.
Một số lưu ý khi chữa viêm loét dạ dày tại nhà
Khi điều trị viêm loét dạ dày tại nhà, người bệnh cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt để hạn chế tối đa những yếu tố tấn công dạ dày. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể:
- Không ăn những thực phẩm kích ứng dạ dày như: đồ ăn cay chua nóng, đồ uống chứa cồn, thức uống có gas, thực phẩm chứa caffeine, thức ăn công nghiệp chứa nhiều muối.
- Hạn chế thực phẩm gây khó tiêu như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá cứng hoặc dai hay các món ăn còn sống, chưa qua chế biến.
- Không nên ăn quá no, ăn quá nhanh, ăn không đúng giờ hoặc bỏ bữa vì có thể làm rối loạn nhịp tiết acid của dạ dày.
- Không thức quá khuya hoặc căng thẳng quá mức vì có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid.
- Dừng hút thuốc lá để tránh khiến dạ dày bị tổn thương và tăng tiết acid dạ dày.
- Không nằm ngay hoặc vận động mạnh sau khi ăn vì có thể gây khó tiêu, tăng tiết acid và tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
Trên đây là bài viết về cách trị viêm loét dạ dày tại nhà. Mong rằng bài viết đã cung cấp những giải pháp phù hợp và hiệu quả đến bạn đọc. Nếu cần tư vấn thêm, bạn đọc có thể để lại lời nhắn hoặc liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua hotline: 1900 545 518.