Đau dạ dày kèm theo tiêu chảy có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng khác nhau, từ những nguyên nhân đơn giản như thói quen ăn uống không lành mạnh đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Dưới đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.
Mục lục
Đau dạ dày kèm tiêu chảy là như nào?
Đau dạ dày kèm tiêu chảy không chỉ là một triệu chứng gây khó chịu mà còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Đây là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Đau dạ dày là sự xuất hiện những cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc liên tục ở vùng thượng vị. Nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày là do lớp niêm mạc dạ dày của bạn đã bị tổn thương.
Đau dạ dày kèm tiêu chảy bạn không chỉ bị đau bụng mà còn kèm theo hiện tượng tiêu chảy – phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày. Lúc này dạ dày đã bị tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động. Bởi vậy không thể làm cho thức ăn nạp vào cơ thể mềm đi và phân hủy hoàn toàn. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến áp lực lên đại tràng và tá tràng tăng. Từ đó dẫn đến rối loạn đường ruột và gây ra hiện tượng đau dạ dày đi ngoài ra nước.
Đây là tình trạng cần được chẩn đoán và điều trị sớm tránh bị mất nước và suy nhược cơ thể. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân cũng như tìm cách khắc phục giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe lâu dài.
Nguyên nhân nào dẫn đến đau dạ dày kèm tiêu chảy?
Hầu hết mọi người có thể thỉnh thoảng bị đau bụng và tiêu chảy trong một thời gian ngắn. Những thay đổi trong chế độ ăn uống, uống quá nhiều rượu và chứng khó tiêu có thể gây ra những triệu chứng này. Tuy nhiên nếu đau bụng và tiêu chảy thường xuyên, liên tục hoặc dữ dội có thể là dấu hiệu của một căn bệnh hoặc một vấn đề y tế nghiêm trọng hơn.
Một số nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày kèm tiêu chảy như:
Do phản ứng với thức ăn
Nếu bạn đã ăn hoặc uống thứ gì đó lạ có thể gây tiêu chảy, đau bụng và các vấn đề về dạ dày khác. Các triệu chứng thường xảy ra trong thời gian ngắn và thường sẽ biến mất vài giờ sau khi ăn.
Tiêu chảy sau khi ăn có thể có nguyên nhân bao gồm:
- Thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống
- Ăn nhiều thức ăn giàu chất béo
- Nhạy cảm với thực phẩm
- Bệnh celiac – cơ thể không thể phân hủy gluten, một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch.
Thuốc và rượu cũng có thể là nguyên nhân
Bên cạnh thức ăn, thuốc và rượu cũng có thể gây đau dạ dày kèm tiêu chảy.
Uống quá nhiều rượu có thể cản trở quá trình tiêu hóa và dẫn đến đau dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa hoặc các triệu chứng khác.
Một số loại thuốc cũng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày, trong đó có nhiều loại thuốc có tác dụng phụ là tiêu chảy.
Do căng thẳng kéo dài
Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày chính là bị căng thẳng, stress. Lúc này chức năng co bóp bị hạn chế do bị tạo áp lực nên thành dạ dày dẫn đến những cơn đau và tiêu chảy.
Đọc chi tiết hơn: Mối liên quan giữa căng thẳng và bệnh lý dạ dày
Do mắc bệnh lý
Một số bệnh lý gây ra triệu chứng đau dạ dày kèm tiêu chảy như:
- Hội chứng ruột kích thích: Đây là nguyên nhân hàng đầu mà người bện cần hết sức chú ý. Để rồi từ đó có biện pháp điều trị tích cực.
- Viêm ruột: Dạ dày và đường ruột đều là những cơ quan trọng điểm của hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, khi đường ruột bị viêm cũng gây ảnh hưởng đến bao tử. Cụ thể đó chính là những cơn đau dạ dày dữ dội kèm theo tình trạng đi ngoài phân lỏng.
- Do do bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng zollinger-ellison,…
Ngoài những nguyên nhân khách quan trên thì tình trạng đau dạ dày này cũng có thể đến từ những bệnh nền. Ví dụ như bệnh đại tràng hay cơ thể không dung nạp lactose,…
Đau dạ dày kèm tiêu chảy có nguy hiểm không?
Đau dạ dày kèm theo tiêu chảy có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được chú ý. Dưới đây là một số nguy cơ:
- Tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa: Đau dạ dày kèm tiêu chảy có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa, đặc biệt nếu có các triệu chứng như nôn ra máu hoặc phân đen.
- Suy nhược cơ thể: Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể do mất nước và chất dinh dưỡng, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, xanh xao, và giảm cân.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: Tiêu chảy thường xuyên có thể làm tăng áp lực lên trực tràng và hậu môn, từ đó tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ.
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng này, việc thăm khám y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Bác sĩ có thể cung cấp các biện pháp điều trị phù hợp và giúp ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra. Đừng chần chừ khi sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.
Biện pháp khắc phục tình trạng đau dạ dày kèm tiêu chảy
Để điều trị đau dạ dày kèm tiêu chảy phụ thuộc vào nguyên nhân. Nói chung, điều quan trọng là phải giữ nước bằng cách uống nhiều nước. Nếu các triệu chứng của bạn là do nhiễm trùng, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh.
Để khắc phục tình trạng đau dạ dày kèm theo tiêu chảy, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Điều trị triệu chứng
Với đau dạ dày kèm tiêu chảy trước hết cần điều trị triệu chứng, giảm thiểu tình trạng tiêu chảy càng sớm càng tốt, tránh để mất nước. Có một số thuốc không kê đơn có thể giúp giảm tình trạng này như:
- Giảm tình trạng tiêu chảy: Một số thuốc tiêu chảy không kê đơn như: Loperamid, berberin, Dioctahedral smectite… Bạn có thể uống thuốc này để giảm tình trạng tiêu chảy
- Bù nước, tránh mất nước do tiêu chảy: bạn cần phải uống nhiều nước, có thể uống Oresol bù nước nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài liên tục.
- Bổ sung men tiêu hóa: việc bổ sung men tiêu hóa cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm triệu chứng.
Với những trường hợp dị ứng thực phẩm, điều cần thiết là phải nhận diện được thực phẩm nào gây ra phản ứng và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn của bạn. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng tái phát.
Điều trị nguyên nhân
Cần thăm khám để tìm nguyên nhân gốc rễ gây đau dạ dày kèm tiêu chảy. Điều trị tận gốc sẽ không còn tiếp diễn triệu chứng này nữa. Như đã nói ở phần nguyên nhân bên trên.
Hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison, viêm ruột, hoặc không dung nạp lactose đều có thể gây đau dạ dày kèm tiêu chảy. Các bệnh lý này có phác đồ điều trị riêng tùy tình trạng nặng nhẹ.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Điều trị IBS thường bao gồm việc thay đổi chế độ ăn uống, quản lý stress, và sử dụng các loại thuốc như thuốc chống co thắt để giảm đau và thuốc nhuận tràng để điều chỉnh nhu động ruột.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Điều trị có thể bao gồm việc sử dụng thuốc kháng axit và thuốc ức chế bơm proton để giảm tiết axit dạ dày, cũng như kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn H. pylori nếu có.
- Trào ngược thực quản: Điều trị chủ yếu là thay đổi lối sống, như nâng cao đầu giường khi ngủ và tránh ăn uống trước khi đi ngủ, cùng với việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton để giảm tiết axit.
- Hội chứng Zollinger-Ellison: Điều trị bao gồm việc sử dụng liều lượng cao thuốc ức chế bơm proton để kiểm soát tiết axit và phẫu thuật để loại bỏ khối u tiết gastrin nếu cần.
- Viêm ruột: Các phương pháp điều trị bao gồm sử dụng corticosteroids để giảm viêm, thuốc ức chế miễn dịch, và liệu pháp sinh học để kiểm soát phản ứng miễn dịch.
- Không dung nạp lactose: Điều trị bao gồm việc loại bỏ lactose khỏi chế độ ăn uống và sử dụng enzyme lactase để giúp tiêu hóa lactose khi ăn các sản phẩm từ sữa.
Mỗi tình trạng bệnh lý đều đòi hỏi một phác đồ điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và đặc điểm cá nhân của từng bệnh nhân. Việc thăm khám bác sĩ là bước không thể thiếu để xác định chính xác nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự tái phát của các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Mẹo xử lý đau dạ dày kèm tiêu chảy tạm thời
Với tình trạng đau dạ dày kèm tiêu chảy ở mức độ nhẹ bạn co thể áp dụng một số mẹo dân gian xử lý giảm tình trạng này.
- Ăn búp ổi non: Búp ổi non có thể giúp giảm tiêu chảy do tính kháng khuẩn và làm se niêm mạc. Bạn có thể nấu búp ổi non thành nước uống hoặc sử dụng trực tiếp
- Trứng lá mơ: Theo Đông y, lá mơ có tính mát và có thể giúp giảm viêm, thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị tiêu chảy và đau dạ dày. Bạn có thể rán trứng với lá mơ để tạo ra một món ăn nhẹ nhàng cho dạ dày.
- Uống trà gừng ấm bụng: Gừng có tác dụng kháng viêm, giúp ấm bụng và có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của đau dạ dày. Hãy pha một cốc trà gừng ấm và uống từ từ để giảm các triệu chứng đau dạ dày.
Lưu ý các mẹo này chỉ áp dụng với mức độ nhẹ và có tác dụng tạm thời.
Tham khảo thêm: Những cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống
Việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống cũng giúp giảm thiểu và phòng ngừa tái phát tình trạng đau dạ dày kèm tiêu chảy. Bạn cần thực hiện:
- Ăn ít và chia làm nhiều bữa, tránh ăn quá no hoặc đói cồn cào.
- Hạn chế thực phẩm cay nóng, chua, đồ uống có gas và rượu bia.
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm dễ tiêu hóa như khoai lang, gạo, thịt lợn nạc, táo, chuối.
- Bổ sung đủ nước và các loại nước ép để tránh mất nước do tiêu chảy.
- Giữ vệ sinh trong ăn uống cũng như chế biến và bảo quản thức ăn tránh tình trạng nhiễm khuẩn từ thực phẩm.
Hỏi đáp: Đau dạ dày có ăn cà tím được không?