Đầy bụng khó tiêu là tình trạng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải ít nhất một lần trong đời. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng đầy bụng khó tiêu lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống và công việc của người bệnh. Vậy, khi bị đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì nhanh khỏi? Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này.
Mục lục
Hiểu rõ về đầy bụng khó tiêu
Đầy bụng khó tiêu được mô tả bởi tình trạng bụng phình chướng, căng tức, nặng nề và cảm giác ọc ạch như chứa đầy nước. Người bệnh luôn có cảm giác no, đầy ứ bụng ngay cả khi đói. Đôi khi, đầy bụng khó tiêu có thể đi kèm cùng những triệu chứng khác như: Đau bụng, buồn nôn, nôn, chán ăn hoặc khó thở.
Đầy bụng khó tiêu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, thường gặp như:
Tuổi tác: Ở người già, quá trình tiêu hoá thức ăn chậm hơn, dễ lên men và sinh hơi. Đây là nguyên nhân khiến người già thường hay bị đầy bụng, chướng hơi, mất cảm giác ngon miệng.
Stress: Căng thẳng tạo kích thích lên hệ thần kinh đường ruột gây tăng tiết acid dạ dày, giảm nhu động ruột. Những tác động này khiến ống tiêu hoá bị tổn thương, giảm tốc độ tiêu hoá thức ăn, gây ra tình trạng đau thượng vị, đau bụng quanh rốn, tức bụng, đầy hơi, ăn không ngon.
Tác dụng phụ của thuốc: Thường gặp nhất là thuốc kháng sinh gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, giảm khả năng chuyển hoá và hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra, các thuốc trị ung thư, thuốc trầm cảm,… cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá, gây đầy bụng khó tiêu.
Bệnh lý đường tiêu hoá: Đầy bụng khó tiêu cũng xảy ra ở những người mắc bệnh lý đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh Celiac, dị ứng hoặc nhiễm trùng đường ruột.
Đầy bụng khó tiêu khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và giảm hiệu quả công việc. Tuy vậy, đa số trường hợp đầy bụng khó tiêu đều do rối loạn tiêu hoá thông thường, không gây nguy hiểm. Trường hợp này, đầy bụng khó tiêu có thể tự khỏi sau vài tiếng mà không cần điều trị.
Một số ít trường hợp, đầy bụng khó tiêu là dấu hiệu của bệnh lý tiêu hoá. Nếu do nguyên nhân này, đầy bụng khó tiêu thường xảy ra với tần suất liên tục, kéo dài suốt cả ngày hoặc trong nhiều ngày liên tiếp. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu khác như: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày,… Lúc này, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm, tránh tạo cơ hội cho bệnh tiến triển nghiêm trọng.
☛ Tìm hiểu: 10 cách xì hơi khi đầy bụng đơn giản lại hiệu quả nhanh
Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì?
Việc sử dụng thuốc điều trị đầy bụng khó tiêu cần dựa trên nguyên nhân và các triệu chứng khác của người bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc thường dùng:
Hantacid
Hantacid là thuốc kháng acid thế hệ mới với dạng bào chế hỗn dịch gel 3D cho phép giải phóng hoạt chất từ từ, tối ưu hoá tác dụng trung hòa acid và duy trì hiệu quả lâu dài. Hantacid được dùng để điều trị triệu chứng đầy bụng khó tiêu do tăng tiết acid dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp:
- Giảm nhanh triệu chứng đau thượng vị, đau hạ sườn trái, nóng rát dạ dày thực quản.
- Khắc phục tình trạng ợ chua, ợ hơi.
- Phòng và điều trị tình trạng loét và chảy máu dạ dày tá tràng do stress
Liều lượng và cách dùng Hantacid như sau:
- Trẻ em từ 2 – 5 tuổi: 10ml/ lần x 3 lần/ ngày.
- Trẻ em từ 5 – 12 tuổi: 10 – 20ml/ lần x 3 – 4 lần/ ngày.
- Người lớn: 10 – 20ml/ lần x 4 lần/ ngày.
- Uống thuốc vào sau ăn, trước khi ngủ có ngay lúc đau.
Hantacid được bào chế dưới dạng gel 3D, vị sữa nên có thể dùng cho cả những đối tượng nhạy cảm với mùi vị như: trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người cao tuổi và phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, Hantacid có thể gây tương tác với các thuốc khác. Vậy nên, bạn nên uống các thuốc cách nhau khoảng 1 tiếng.
Tagamet HB
Tagamet HB là thuốc ức chế tiết acid dạ dày thuộc nhóm kháng histamin H2. Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản với tác dụng:
- Điều trị triệu chứng gồm: đau thượng vị, đau rát dạ dày, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu và ho do trào ngược.
- Ngăn ngừa loét dạ dày do căng thẳng, hỗ trợ làm lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày thực quản.
- Ngăn ngừa hội chứng Zollinger – Ellison và dự phòng xuất huyết dạ dày trước khi gây mê cho người bệnh tăng tiết acid.
Liều lượng và cách dùng Tagamet HB như sau:
- Người lớn: Uống 200mg/ lần x 3 lần/ ngày, sau bữa ăn và uống 400mg trước khi đi ngủ. Thời gian dùng thuốc từ 6 – 8 tuần.
- Trẻ trên 1 tuổi: Dùng 25 – 30mg/ kg/ ngày, chia thành 2 – 4 lần.
- Trẻ dưới 1 tuổi: Dùng liều 20mg/ kg/ ngày, chia làm 2 – 4 lần.
Tagamet HB phát huy hiệu quả rất tốt trên những bệnh nhân trào ngược dạ dày vào ban đêm. Tuy nhiên, thuốc có thể ức chế hấp thu một số loại vitamin, tương tác với các loại kháng sinh, kháng nấm và bia rượu. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi phải uống nhiều thuốc cùng lúc.
Nexium
Nexium là thuốc ức chế tiết acid dạ dày thuộc nhóm ức chế bơm Proton. Đây là loại thuốc có tác dụng ức chế tiết acid mạnh nhất, được chỉ định cho những trường hợp tăng tiết acid dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản nhằm:
- Điều trị các triệu chứng: nóng rát dạ dày – thực quản, đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi, đau dạ dày – thượng vị, buồn nôn, nôn, ho dai dẳng do trào ngược acid,
- Điều trị loét dạ dày thực quản, hiệu quả trong cả trường hợp nhiễm Helicobacter Pylori.
- Phòng ngừa loét dạ dày tá tràng tái phát ở bệnh nhân nhiễm Helicobacter Pylori.
- Điều trị và phòng loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân dùng thuốc chống viêm NSAIDs.
Liều lượng và cách dùng của thuốc Nexium như sau:
- Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản: 20mg/ lần/ ngày.
- Điều trị viêm thực quản do trào ngược acid: 40mg/ lần/ ngày, liên tục trong 14 tuần.
- Điều trị hội chứng Zollinger Ellison: 40mg/ lần x 2 lần/ ngày.
Nexium là thuốc ức chế tiết acid mạnh, cho hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể làm giảm hấp thu vitamin B12, giảm magie máu và làm tăng nguy cơ gãy xương hông, xương cổ tay và cột sống khi dùng kéo dài trên 3 tháng. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ liều dùng và thời gian dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Reglan
Regal là thuốc tăng nhu động dạ dày, qua đó tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, ngăn thức ăn lưu trữ trong dạ dày dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn. Các chỉ định của thuốc Regal bao gồm:
- Liệt dạ dày gây: ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, nôn và buồn nôn.
- Triệu chứng nôn và buồn nôn do đau nửa đầu cấp, xạ trị, hoá trị.
- Dự phòng nôn và buồn nôn hậu phẫu.
Liều lượng và cách dùng của thuốc Regal như sau:
Người lớn: Dùng 10mg/ lần x 1 – 3 lần/ ngày, uống vào trước bữa ăn 30 phút và lúc đi ngủ./
Trẻ em từ 1 – 18 tuổi: Dùng 0.1 – 0.15mg/ kg x 1 – 3 lần/ ngày, liều tối đa là 0.5mg/ kg/ ngày. Có thể truyền tĩnh mạch với nồng độ dung dịch thuốc là 0.2mg/ ml, truyền với tốc độ tối đa là 5 mg/ ml hoặc tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm trong 3 phút. Không dùng thuốc uống.
Lưu ý: Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người già và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, không dùng thuốc Regal cho những đối tượng này nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Neopeptine
Neopeptine giúp bổ sung các loại enzyme tiêu hoá, qua đó tăng khả năng chuyển hoá và hấp thu các nhóm chất dinh dưỡng. Sản phẩm được dùng cho các trường hợp:
- Rối loạn tiêu hoá gây ra triệu chứng: ợ hơi, đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu và đi ngoài phân sống.
- Giảm nôn trớ ở trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ giai đoạn ăn dặm – cai sữa.
Liều lượng và cách dùng của Neopeptine như sau:
- Người lớn: Dùng 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày.
- Trẻ trên 2 tuổi: Dùng 0.5ml (khoảng 12 giọt)/ lần, uống 2 – 3 lần/ ngày.
- Trẻ dưới 2 tuổi: Dùng 0.5ml/ ngày, chia thành 2 – 3 lần, uống sau khi ăn, sau khi bú. Có thể nhỏ trực tiếp vào miệng, pha cùng sữa, nước uống hoặc thức ăn.
Neopeptine giúp giảm nhanh triệu chứng đầy bụng khó tiêu do rối loạn tiêu hoá và tăng cảm giác ngon miệng cho người sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng men tiêu hoá trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị phụ thuộc, giảm khả năng tiết enzyme tiêu hoá tự nhiên. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm trong tối đa 2 tuần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
☛ Tìm hiểu : 7 cây thuốc nam chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả
Khi nào đầy bụng khó tiêu cần can thiệp y khoa?
Đa số trường hợp đầy bụng khó tiêu đều không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, người bệnh cần thăm khám nếu có các dấu hiệu sau:
- Đầy bụng khó tiêu xuất hiện thường xuyên, tần suất trên 12 lần/ tháng và kéo dài liên tục hơn 3 tuần.
- Triệu chứng đầy bụng khó tiêu không cải thiện hoặc nặng hơn dù điều chỉnh chế độ ăn uống và áp dụng các biện pháp cải thiện.
- Đầy bụng khó tiêu xuất hiện cùng các triệu chứng bất thường khác như: sốt, táo bón, tiêu chảy, sụt cân nghiêm trọng, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân lẫn máu.
- Người bệnh sờ thấy cục cứng ở vùng bụng.
- Đầy bụng khó tiêu gây khó khăn trong các hoạt động, vận động di chuyển hàng ngày.
Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi: Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì nhanh khỏi? Hy vọng những chia sẻ này sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm, bạn đọc có thể để lại lời nhắn hoặc liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua hotline: 1900 545 518.