Hantacid https://hantacid.vn Thuốc kháng acid, lựa chọn đầu tiên cho cơn đau dạ dày Mon, 15 Jul 2024 09:28:50 +0000 vi hourly 1 5 cách chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong – hướng dẫn và lưu ý https://hantacid.vn/cach-chua-viem-loet-da-day-bang-mat-ong/ https://hantacid.vn/cach-chua-viem-loet-da-day-bang-mat-ong/#respond Tue, 18 Jun 2024 08:04:13 +0000 https://hantacid.vn/?p=1439 Mật ong được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian trong đó có các bài thuốc chữa bệnh dạ dày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tác dụng của mật ong với người bị viêm loét dạ dày và 5 cách chữa bệnh tại nhà đơn giản.

Bị viêm loét dạ dày dùng mật ong có hiệu quả không?

Trong Y học cổ truyền, mật ong được biết đến là một loại nguyên liệu tự nhiên có tác dụng tốt và được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến viêm loét dạ dày, tá tràng. Tác dụng này cũng đã được nhiều công trình nghiên cứu Y học hiện đại thừa nhận, cụ thể như sau:

Tác dụng làm lành vết loét

Một nghiên cứu về Tác dụng chống viêm và chống loét của mật ong Manuka với bệnh viêm loét dạ dày ở chuột cho thấy mật ong manuka làm giảm đáng kể chỉ số loét, bảo vệ niêm mạc khỏi tổn thương. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng giúp kiểm soát và trung hòa dịch vị acid trong dạ dày ổn định, lâu dài. Từ đó, khắc phục tình trạng viêm loét kéo dài và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày.

Tác dụng kháng khuẩn, giảm đau dạ dày

Nghiên cứu Tác dụng ức chế của mật ong tự nhiên đối với Helicobacter Pylori cho kết quả hầu hết tất cả các chủng vi khuẩn H.pylori đều bị ức chế bởi nồng độ 20% từ mật ong. Đồng thời những nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng mật ong có tác dụng và hiệu quả tương đương giống như các loại thuốc kháng sinh thông thường trong việc hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh trong dạ dày. Giúp an dịu các tế bào thần kinh và làm giảm cơn đau rát thượng vị do viêm loét dạ dày gây ra.

Tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc

Nghiên cứu về Tác dụng của mật ong giúp giảm viêm loét dạ dày thông qua cải thiện các phản ứng oxy hóa và chống viêm ở chuột bạch tạng đực đã chứng minh mật ong có tác dụng chống oxy hóa trị liệu tiềm năng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Do trong thành phần của mật ong chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tổn thương do các gốc tự do gây ra và giảm nguy cơ bị viêm loét dạ dày kéo dài.

Tác dụng giảm đau và khó chịu

Với kết cấu đặc biệt, mật ong có độ bền dính cao. Khi vào trong cơ thể, chúng tạo thành một lớp màng mỏng bao phủ lên toàn bộ niêm mạc thực quản – dạ dày. Nhờ đó, mật ong giúp hạn chế tác động của acid và pepsin lên các tế bào niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa những cơn đau và khó chịu như trào ngược dạ dày, trợt loét, xuất huyết dạ dày... gây ra cho người bệnh.

Như vậy, có thể thấy mật ong là một phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày khá an toàn, lành tính. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu lâm sàng chính thức nào xác nhận về liều lượng và phương pháp sử dụng hiệu quả mật ong trong điều trị viêm loét dạ dày ở người. Cho nên khi áp dụng, người bệnh hãy cân nhắc kỹ và tham khảo thêm ý kiến tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn để đạt được kết quả tốt nhất.

☛ Tìm hiểu thêm: Bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa không?

Tổng hợp các cách chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong

Dưới đây là gợi ý một số cách chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong đơn giản, bạn có thể tham khảo:

Uống mật ong pha với nước ấm

Uống mật ong pha nước ấm chữa viêm dạ dày là cách làm vô cùng đơn giản. Với cách này, mật ong có tác dụng hỗ trợ làm giảm cơn đau viêm loét dạ dày nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa, làm dịu dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất, hòa tan với một cốc nước ấm, khuấy đều cho tan hết rồi uống đều đặn hàng ngày.
  • Mỗi ngày, người bệnh nên uống một cốc mật ong ấm vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để cơn đau dạ dày được cải thiện nhanh chóng.

Giảm đau dạ dày bằng mật ong và gừng

Theo y học cổ truyền, gừng là vị thuốc có tính ấm, vị cay, thường dùng trong các bệnh nhiễm khuẩn, hoặc nhiễm trùng, cảm lạnh,… Y học hiện đại cũng đã chứng minh trong gừng tươi có chứa các chất như alpha-camphen, beta-phelandren, eucalyptol có tác dụng cải thiện tiêu hóa, giảm đầy bụng khó tiêu. Gừng tươi kết hợp với mật ong cũng là một bài thuốc chữa viêm loét dạ dày được nhiều người lựa chọn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một củ gừng tươi, rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài sau đó thái thành từng lát mỏng.
  • Cho các lát gừng vào một cốc nước nóng, ngâm khoảng 10 phút để các dưỡng chất hòa tan vào trong nước.
  • Sau đó, cho thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều là có thể sử dụng.
  • Mỗi ngày nên uống một cốc trà gừng mật ong vào buổi sáng sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau dạ dày hiệu quả.

Mật ong và nghệ chữa viêm loét dạ dày

Cũng giống như mật ong, nghệ vàng cũng là một thảo dược quý thường dùng trong các bài thuốc chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chứng minh, trong nghệ vàng chứa hoạt chất Curcumin có tác dụng kháng khuẩn, trung hòa acid dạ dày, đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành vết loét. Kết hợp mật ong với nghệ vàng tạo nên bài thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả, an toàn.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy tinh bột nghệ trộn với mật ong nguyên chất sao cho hỗn hợp kết dính lại thành một khối bột đồng nhất, sau đó dùng tay vo thành từng viên nhỏ như hạt đậu. Mỗi lần uống từ 2-3 viên, ngày từ 1-2 lần đến khi cơn đau dạ dày được cải thiện.
  • Cách 2: Lấy 2 thìa tinh bột nghệ hòa tan trong nước ấm, thêm mật ong vào khuấy đều và uống ngày 2 lần đến khi thấy được hiệu quả.

Trà hoa cúc mật ong chữa viêm loét dạ dày

Trà hoa cúc từ lâu đã được biết đến có công dụng hỗ trợ chống viêm, làm an dịu thần kinh, giảm các cơn co thắt dạ dày, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm cảm giác đầy bụng khó tiêu. Kết hợp trà hoa cúc với mật ong là cách chữa viêm loét dạ dày vô cùng đơn giản mà đem đến hiệu quả đáng bất ngờ.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 3 – 5 bông cúc khô, đem hãm với 200 ml nước sôi trong 15 phút.
  • Thêm khoảng 1 thìa cà phê mật ong vào ấm trà và thưởng thức.
  • Nên uống trà hoa cúc mật ong vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để cải thiện cơn đau dạ dày hiệu quả và giúp ngủ ngon giấc hơn.

☛ Tham khảo thêm: Uống trà hoa cúc trị trào ngược dạ dày?

Chữa đau dạ dày bằng mật ong và chuối hột

Kết hợp mật ong với chuối hột cũng là một bài thuốc giúp chữa viêm đau dạ dày hiệu quả. Theo y học cổ truyền, chuối hột có vị chát, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tỳ, nhuận tràng, lợi tiểu,… từ đó hỗ trợ làm thuyên giảm cơn đau do viêm loét dạ dày gây ra.

Cách thực hiện:

  • Chuối hột xanh đem bóc bỏ vỏ, sau đó ngâm nước cho ra bớt nhựa.
  • Thái chuối hột xanh thành từng lát mỏng, đem phơi khô và nghiền nhuyễn thành bột.
  • Lấy bột chuối hột trộn với mật ong, vo thành từng viên nhỏ uống dần.
  • Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 viên, ngày 1 – 2 lần đến khi cơn đau rát dạ dày được cải thiện.

☛ Tham khảo thêm: Cách dùng mật ong chữa trào ngược dạ dày

Lưu ý khi dùng mật ong chữa viêm loét dạ dày

Dùng mật ong chữa viêm loét dạ dày là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn và tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng mật ong chữa viêm loét dạ dày, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng do trong thành phần mật ong chứa hàm lượng đường cao có thể gây tăng đường huyết hoặc gây ngộ độc.
  • Những người đang gặp các vấn đề về máu hoặc đang dùng thuốc điều trị tăng đường huyết cũng không nên uống mật ong hoặc cần tham khảo thêm ý kiến của Bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Những người có tiền sử bị dị ứng với mật ong hoặc các thảo dược tự nhiên khác cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.
  • Mật ong không thể thay thế thuốc điều trị, nếu người bệnh đang dùng thuốc điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi kết hợp dùng thuốc với dùng mật ong.
  • Sử dụng mật ong chỉ nên áp dụng với các trường hợp viêm loét dạ dày mức độ nhẹ, đối với các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, tránh để gây ra các biến chứng nguy hiểm.

☛ Xem thêm: 7 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày có căn cứ khoa học

Một số câu hỏi thường gặp khi dùng mật ong chữa viêm loét dạ dày

Mật ong có trung hòa acid dạ dày không?

Như đã phân tích ở trên, mật ong là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm mạnh. Do vậy, nó hỗ trợ trung hòa acid dịch vị, giảm lượng acid dư thừa, từ đó cải thiện các triệu chứng như trào ngược dạ dày, ợ chua, nóng rát thượng vị,…

Mật ong có tốt cho vi khuẩn HP không?

Mật ong có chứa các enzyme và các peroxide tự nhiên giúp ức chế sự phát triển của vi nấm và vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn HP – thủ phạm chính gây bệnh viêm loét dạ dày.

Một nghiên cứu về khả năng ức chế vi khuẩn HP của mật ong cho thấy, mật ong tự nhiên có tác dụng ức chế vi khuẩn HP bằng cách ức chế hoạt hóa NF-kB và AP-1 và làm giảm biểu hiện của COX-2 trong chu trình phát triển của vi khuẩn. Do đó, mật ong giúp ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP gây hại dạ dày.

Nên dùng mật ong chữa đau dạ dày vào thời điểm nào?

Tùy vào từng phương pháp lựa chọn mà thời điểm dùng mật ong khác nhau. Dưới đây là các thời điểm tốt nhất dùng mật ong để cơ thể hấp thụ toàn bộ dưỡng chất có lợi từ thực phẩm này:

  • Buổi sáng ngay sau khi thức dậy: Giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, tăng cường tốc độ tiêu hóa và đào thải các chất độc hại.
  • Dùng trước khi ăn: Giúp làm giảm co thắt dạ dày do tăng tiết acid, tốt nhất là nên dùng trước bữa ăn khoảng 90 phút.
  • Dùng sau khi ăn: Lúc này, mật ong có tác dụng hỗ trợ tăng cường nhu động ruột, tăng tốc độ tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó tiêu.

Trên đây là tổng hợp các cách chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong và các lưu ý khi sử dụng phương pháp này. Bên cạnh việc sử dụng mật ong chữa viêm loét dạ dày, người bệnh cũng cần kết hợp với việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và duy trì thói quen sống lành mạnh để bệnh sớm cải thiện. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng… vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn: 1900545518 để được các chuyên gia Hantacid hỗ trợ giải đáp nhanh nhất!

]]>
https://hantacid.vn/cach-chua-viem-loet-da-day-bang-mat-ong/feed/ 0
Đừng nhầm lẫn – Hantacid không phải men tiêu hóa https://hantacid.vn/hantacid-khong-phai-men-tieu-hoa/ https://hantacid.vn/hantacid-khong-phai-men-tieu-hoa/#respond Tue, 19 Mar 2024 04:33:38 +0000 https://hantacid.vn/?p=115 Gần đây, chúng tôi nhận thấy có một số hiểu lầm từ phía khách hàng khi gọi tên sản phẩm Hantacid là “men Hatacid” hay “men vi sinh/ men tiêu hóa Hantacid”. Chúng tôi hiểu rằng sự nhầm lẫn có thể xuất phát từ hình thức bào chế của thuốc dạng hỗn dịch khá giống với một số dạng men tiêu hóa trên thị trường. Tuy nhiên, chúng tôi muốn làm rõ:

Hantacid không phải là men vi sinh hay men tiêu hóa. Hantacid là một loại thuốc trung hòa axit dạ dày không cần kê đơn, có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do axit dạ dày gây ra như ợ nóng, ợ chua và đau rát thượng vị, đầy hơi, chướng bụng ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày tá tràng.

Để hiểu thêm về tác dụng của thuốc, trước hết chúng ta cần biết được cơ chế gây viêm loét dạ dày của acid dịch vị HCl và Pepsin

Pepsinogen/pepsin: Tế bào chính ở dạ dày tiết ra pepsinogen, sau đó pepsinnogen được hoạt hóa thành pepsin. Pepsin có tác dụng chủ yếu là để tiêu hóa protein ở dạ dày, nhưng nó chỉ là yếu tố hỗ trợ trong gây loét, vai trò của nó trong gây loét đứng sau vai trò của acid, gắn với acid và luôn luôn phụ thuộc vào acid. Về mặt cơ chế, pepsin tạo điều kiện cho H+ thấm qua lớp nhầy để tiếp cận lớp biểu mô niêm mạc dạ dày. Khi lớp nhầy bị phá vỡ và niêm mạc bị tổn thương thì pepsin sẽ có điều kiện làm nặng thêm các tổn thương tại ổ loét.

Acid HCl: Do tế bào thành dạ dày tiết ra nhằm để tạo môi trường với pH thấp, có tác dụng diệt khuẩn, hoạt hóa tiền enzym pepsinogen (thành pepsin, có hoạt tính), tạo PH thích hợp (tối thuận là 1.8-3.5) cho pepsin hoạt động. Acid HCl có vai trò cốt yếu trong việc gây loét, “ không có acid- không có loét”. Cơ chế gây loét: khi ion H+ vượt qua được hàng rào bảo vệ ở niêm mạc dạ dày “ nói bên dưới” thì tùy thuộc vào nồng độ ion H+ thấm vào mà có thể những tổn thương khác ở các mức độ khác nhau: Các cấu trúc bị tổn thương do H+ gây ra gồm: biểu mô niêm mạc, các nowowtron, các mạch máu, kết hợp với sự xâm nhiễm các tế viêm để gây một chuỗi các hậu quả:

  1. Giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh (càng gây tiết acid)
  2. Xâm nhập các thành phần máu vào nơi tổn thương, tạo ra hỗn hợp peptid + acid amin gây kích thích tiết thêm acid
  3. Hoạt hóa các tế bào viêm (có cả vai trò histamin) trực tiếp kích ứng tế bào thành tiết HCl. Cuối cùng hình thành một chuỗi bệnh lí tự duy trì.

Do vậy, để điều trị bệnh đau dạ dày thì việc làm giảm tác hại của acid dịch vị được coi là ưu tiên hàng đầu trong đó các nhóm thuốc trung hòa acid, ức chế tiết acid, bao bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ được các bác sĩ kê đầu tiên, nhóm này nên được dùng lâu dài (khoảng 6-8 tuần) để giúp lành loét và giảm tái phát.

Đó là lý do tại sao HANTACID là lựa chọn đầu tiên khi người bệnh gặp cơn đau dạ dày, gặp triệu chứng đau thượng vị, nóng rát thượng vị, đầy bụng khó tiêu.

Với nội dung này, Hantacid mong muốn khách hàng nhận được thông tin chính xác và đầy đủ để sử dụng thuốc một cách hiệu quả nhất.

Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc email hỗ trợ khách hàng.

Trân trọng,

[CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM VNP]

]]>
https://hantacid.vn/hantacid-khong-phai-men-tieu-hoa/feed/ 0