Ít người biết rằng trào ngược dạ dày có thể gây viêm xoang. Cơ chế gây bệnh thầm lặng khiến mọi người thường tập trung điều trị viêm xoang mà bỏ qua nguyên nhân “ẩn nấp” phía sau. Vậy, trào ngược dạ dày gây viêm xoang như thế nào và cách nhận biết ra sao? Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.
Mục lục
Cơ chế trào ngược dạ dày gây viêm xoang
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị (bao gồm: thức ăn, acid và enzyme tiêu hoá) từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi vượt qua cơ thắt thực quản trên, dịch vị có thể gây tổn thương hệ thống tai – mũi – họng. Viêm xoang có thể là một trong những hậu quả do trào ngược dạ dày.
Trong một nghiên cứu, các chuyên gia đã lý giải về cơ chế trào ngược dạ dày gây viêm xoang như sau: Acid trong dịch vị khi trào ngược lên vòm họng và tràn vào mũi có thể gây mất cân bằng môi trường và khiến niêm mạc xoang mũi bị tổn thương. Quá trình này phá huỷ hàng rào bảo vệ tự nhiên trên niêm mạc xoang, khởi phát triệu chứng viêm và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng xoang.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng giữa thực quản và xoang mũi tồn tại một “cung phản xạ trung gian” được điều khiển bởi dây thần kinh phế vị. Trong trường hợp trào ngược nghiêm trọng, acid dạ dày có thể gây kích thích quá mức lên dây thần kinh phế vị. Điều này dẫn đến phản xạ tăng tiết dịch mũi khiến người bệnh bị nghẹt mũi và chảy nước mũi liên tục (triệu chứng của viêm xoang).
Cuối cùng, tình trạng trào ngược có thể đẩy vi khuẩn từ đường tiêu hoá lên vùng hầu họng, gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, bao gồm cả viêm xoang. Một thống kê cho thấy, khoảng 76% bệnh nhân trào ngược phát hiện viêm mũi xoang thông qua chụp cắt lớp vi tính. Trên lâm sàng, khoảng 52% ca bệnh có chảy nước mũi, 32% bị nghẹt mũi và 19% có triệu chứng đau mặt (3 triệu chứng phổ biến của viêm xoang).
Dấu hiệu nhận biết viêm xoang do trào ngược dạ dày
Một trong những dấu hiệu nhận biết viêm xoang do trào ngược dạ dày dễ dàng nhất là các triệu chứng được cải thiện rõ rệt sau khi người bệnh sử dụng thuốc điều trị trào ngược. Ngoài ra, người bệnh có thể dựa vào một số đặc điểm sau để phát hiện trào ngược dạ dày gây viêm xoang:
- Các triệu chứng viêm xoang như: trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức mặt tăng có xu hướng tăng lên khi người bệnh nằm ngủ về đêm.
- Viêm xoang thường nặng hơn khi người bệnh ăn thực phẩm gây kích ứng dạ dày như: rượu bia, đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ,…
- Tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi có thể xảy ra ngay sau khi người bệnh có cơn trào ngược với các biểu hiện như: nóng rát dạ dày, ợ chua, tăng nuốt nước bọt, khé cổ,….
Những biểu hiện này chỉ mang tính chất gợi ý chứ không được dùng làm tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh. Vì vậy, để biết chính xác tình trạng viêm xoang có phải do trào ngược hay không, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám làm rõ nguyên nhân.
Phân biệt viêm xoang do trào ngược dạ dày và viêm xoang do nguyên nhân khác
Viêm xoang là bệnh lý hô hấp thường gặp, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: vi khuẩn, virus, dị ứng hoặc trào ngược dạ dày. Dưới đây là một số thông tin để giúp bạn đọc phân biệt các tình trạng viêm xoang này:
Thời điểm xuất hiện | Triệu chứng phân biệt | Triệu chứng khác | |
Viêm xoang do virus | Giao mùa hoặc đợt dịch bùng phát. |
|
|
Viêm xoang do vi khuẩn | Sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc nhiễm khuẩn răng |
|
|
Viêm xoang do dị ứng | Sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: phấn hoa, lông động vật,… |
|
Phản ứng dị ứng toàn thân như: mẩn ngứa, phát ban, nổi mề đay,… |
Viêm xoang do trào ngược | Cùng đợt trào ngược dạ dày thực quản |
|
|
Cần làm gì khi bị viêm xoang do trào ngược dạ dày thực quản?
Trào ngược dạ dày thường gây viêm đa xoang, gây khó chịu cho người bệnh và có thể tiến triển thành biến chứng nguy hiểm. Để kiểm soát tốt viêm xoang trong trào ngược, người bệnh cần:
Thăm khám sớm
Thông qua thăm khám, bác sĩ có thể xác định rõ nguyên nhân gây viêm xoang có phải do trào ngược dạ dày hay không, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Quá trình thăm khám thường gồm:
Đánh giá lâm sàng
Bác sĩ khai thác các thông tin từ người bệnh như: triệu chứng, tiền sử mắc bệnh bản thân và gia đình, tiền sử dị ứng và tiền sử dùng thuốc. Những thông tin này giúp bác sĩ định hướng được tình trạng của người bệnh, làm căn cứ để xây dựng phác đồ điều trị sau này và đưa ra chỉ định kế tiếp cho người bệnh.
Khám cận lâm sàng
Kiểm tra cận lâm sàng cho phép xác định chính xác tình trạng hiện tại của xoang mũi, từ đó đưa ra kết luận cuối cùng. Các biện pháp thường được áp dụng gồm:
- Nội soi tai mũi họng: Ống nội soi được đưa vào mũi giúp quan sát được dịch nhầy chảy ra từ khe xoang, niêm mạc quanh khe xoang phù nề, viêm đỏ hoặc xuất tiết.
- Chụp CT: Cung cấp hình ảnh hốc xoang viêm có phần niêm mạc bị phù nề. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp phát hiện các cấu trúc bất thường như khối u hay polyp xoang.
- Cấy dịch xoang mũi: Nhằm xác định vi khuẩn hoặc nấm gây viêm xoang, từ đó lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp.
Ngoài ra, người bệnh có thể cần thực hiện các kiểm tra khác để chẩn đoán trào ngược như: nội soi dạ dày thực quản, đo pH và trở kháng thực quản, test nhanh pepsin trong nước bọt. Những kiểm tra này sẽ được bác sĩ chỉ định trong quá trình thăm khám.
Điều trị theo chỉ định
Điều trị viêm xoang do trào ngược dựa trên mục tiêu: khắc phục triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để có được hiệu quả tốt nhất. Các biện pháp thường được áp dụng gồm:
- Khí dung: Giúp khuếch tán thuốc vào trong xoang mũi, giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Hoạt chất được khí dung thường là ephedrin hoặc xylometazolin.
- Thuốc co mạch: Có thể dùng ở dạng uống hoặc nhỏ mũi. Thuốc gây co mạch, giảm tiết dịch, giúp người bệnh hít thở dễ hơn. Hoạt chất thường dùng gồm: phenylephrine, oxymetazolin, pseudoephedrine,…
- Thuốc chống viêm: Giảm tình trạng sưng, phù nề, tấy đỏ và đau nhức. Hoạt chất chống viêm thường dùng gồm: alphachymotrypsin, etodolac, prednisolone,…
- Kháng sinh: Được chỉ định trong trường hợp viêm xoang có nhiễm khuẩn. Kháng sinh thường dùng là amoxicillin/clavulanate, doxycycline, cefuroxim, cefdinir,…
- Xông mũi hoặc rửa mũi: Giúp loại bỏ dịch nhầy nhanh chóng. Người bệnh có thể xông mũi với dexacol hoặc melyptol, sau đó rửa mũi bằng nước muối sinh lý..
Tình trạng viêm xoang có thể được kiểm soát sau khoảng 3 – 5 ngày dùng thuốc. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nếu trào ngược dạ dày không được điều trị. Vậy nên, bên cạnh chữa viêm xoang, người bệnh cần kết hợp điều trị trào ngược dạ dày theo hướng dẫn của bác sĩ. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày có thể gồm các biện pháp sau đây:
Dùng thuốc kháng acid: Sau ăn từ 1 – 3 giờ. Thuốc giúp trung hòa acid dạ dày, giảm ngay các triệu chứng nóng rát, trào ngược và đau tức dạ dày thực quản. Một số hoạt chất thường dùng như: nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd, canxi cacbonat,…
Dùng thuốc kháng histamin H2: Trước ăn 15 – 30 phút, hiệu quả với trường hợp trào ngược thể nhẹ đến trung bình. Các hoạt chất được dùng thường gồm: famotidine, cimetidine, ranitidine,…
Dùng thuốc ức chế bơm Proton: Uống trước ăn 30 phút, liên tục trong 4 – 8 tuần. Thuốc được chỉ định cho trường hợp trào ngược dạ dày mức độ trung bình đến nặng. Hoạt chất điển hình của nhóm này gồm: omeprazole, esomeprazole, lansoprazole,…
Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Tạo màng bảo vệ, ngăn acid ăn mòn niêm mạc dạ dày thực quản, tạo điều kiện cho tổn thương lành nhanh hơn. Thành phần thuốc thường gồm: sucralfat, bismuth subcitrat,….
Điều trị ngoại khoa: Chỉ định khi dùng thuốc thất bại. Các biện pháp phẫu thuật có thể gồm: siết cơ thắt thực quản, cắt bớt hoặc đặt vòng hỗ trợ cơ thắt thực quản dưới.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống khoa học góp phần hạn chế tình trạng trào ngược, qua đó kiểm soát tốt triệu chứng và ngăn viêm xoang tái phát. Dưới đây là một số thực phẩm có lợi mà bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày:
- Ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch và gạo nguyên cám có khả năng giảm acid dạ dày, giảm triệu chứng trào ngược, qua đó hạn chế tiến triển của bệnh viêm xoang.
- Các sản phẩm chứa probiotics như sữa chua, kefir, natto,… cung cấp lợi khuẩn, hỗ trợ hoạt động tiêu hoá là lựa chọn có ích cho người bị trào ngược dạ dày dẫn đến viêm xoang.
- Các loại rau xanh lá giàu chất xơ có khả năng kiểm soát acid dạ dày, ngăn tình trạng trào ngược hiệu quả.
- Các loại đạm nạc dễ tiêu như: thịt nạc lợn, thịt ngan, lưỡi lợn,… cung cấp protein để làm lành tổn thương mà không gây gánh nặng tiêu hoá. Đây cũng là lựa chọn phù hợp với người bị viêm xoang do trào ngược.
- Một số loại trà thảo mộc như: trà gừng, trà cúc hoa, trà khôi tía,… có khả năng trung hòa acid, làm dịu thần kinh, hỗ trợ tiêu hoá, qua đó giảm tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm xoang.
Ngoài bổ sung thực phẩm có lợi, người bệnh cũng cần chú ý hạn chế hoặc loại bỏ những thực phẩm, sản phẩm dễ gây trào ngược dạ dày như: thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại trái cây có nhiều vị chua, các loại gia vị cay nóng, nước uống có gas, đồ uống chứa cồn và các sản phẩm chứa caffeine.
Xây dựng thói quen sống lành mạnh
Thói quen sống khoa học góp phần tạo nhịp sinh học ổn định cho cơ thể, giảm kích thích thần kinh qua đó kiểm soát tốt tình trạng trào ngược, ngăn ngừa biến chứng viêm xoang. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ sinh hoạt cho người trào ngược dạ dày:
- Nên ăn uống đúng giờ, ăn lượng vừa đủ (khoảng 400ml/ bữa chính) và ăn chậm nhai kỹ để hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn.
- Sau khi ăn nên đi lại nhẹ nhàng khoảng 30 phút để tiêu hoá dễ hơn và đi ngủ cách bữa ăn tối thiểu 3 tiếng.
- Khi ngủ nên nâng cao đầu hơn chân khoảng 15 – 25cm và nên nằm nghiêng sang bên trái.
- Tập luyện khoa học để duy trì cân nặng ở mức bình thường (theo chuẩn BMI là từ 18.5 – 24.9).
- Nên mặc quần áo thoải mái, tránh những quần áo bó chặt vào người, đặc biệt là ở vùng bụng vì có thể tăng áp lực lên dạ dày, dẫn đến trào ngược.
- Cân đối thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi, tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài.
Trên đây là bài viết giải thích về tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm xoang. Hy vọng bài viết đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu cần tư vấn kỹ hơn, bạn có thể để lại lời nhắn hoặc liên hệ với chuyên gia qua hotline: 1900 545 518.