Đầy bụng sau khi uống viên sắt không chỉ khiến người dùng khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý và các hoạt động trong đời sống hàng ngày. Vậy, nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách giải quyết ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết hôm nay.
Mục lục
Vì sao uống viên sắt bị đầy bụng?
Trong một báo cáo khoa học được thực hiện tại Anh, đưa ra kết quả rằng bổ sung sắt qua đường uống khiến 60% bệnh nhân báo cáo các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa như táo bón, buồn nôn và đầy hơi. .
Sắt sau khi vào cơ thể sẽ được hấp thu một phần ở tá tràng và hỗng tràng của ruột non. Lượng sắt dư thừa sẽ được dự trữ tại gan, lách hoặc được cơ thể đào thải ra ngoài qua phân. Nếu không được hấp thu hoặc dư thừa quá nhiều, sắt có thể tồn dư và lắng đọng trong ruột, cản trở hoạt động tiêu hoá và gây ra các triệu chứng khó chịu như: đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đầy bụng sau khi uống viên sắt:
Dạng sắt khó hấp thu
Viên uống bổ sung sắt trên thị trường hiện nay được chia thành 3 loại chính gồm: sắt vô cơ, sắt hữu cơ và sắt sinh học. Trong đó, sắt vô cơ chứa hàm lượng sắt nguyên tố cao, dễ bị khử bởi acid dạ dày gây giải phóng ion sắt ồ ạt. Quá trình này khiến hệ tiêu hoá không kịp hấp thu sắt, tăng lượng sắt tồn dư và lắng đọng trong ruột, gây kích thích và khiến người dùng bị: buồn nôn, đầy bụng, táo bón, khó tiêu.
Bổ sung quá nhu cầu
Nếu bổ sung quá nhu cầu, cơ thể sẽ tăng đào thải sắt ra bên ngoài qua đường phân. Quá trình này khiến khối phân khô, cứng và khó di chuyển, gây táo bón. Bên cạnh đó, phần sắt không được hấp thu sẽ tạo lắng cặn khiến niêm mạc ruột tổn thương, cản trở hoạt động chuyển hoá, khiến người dùng bị đầy bụng khó tiêu.
Cách dùng chưa hợp lý
Tình trạng đầy bụng khi uống sắt có thể xảy ra nếu bạn sử dụng theo một số cách dưới đây:
- Uống sắt vào buổi tối, ngay trước giờ đi ngủ.
- Uống sắt với quá ít nước hoặc uống sắt với sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Uống sắt cùng lúc với canxi, kháng sinh quinolon và tetracycline, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng acid, thuốc tăng huyết áp và hormone tuyến giáp.
Tác dụng phụ của tá dược
Trong các viên uống bổ sung sắt thường có thêm tá dược như: lactose, dầu đậu nành, dầu lạc, gluten, fructose, fructans, galactans và polyol. Thành phần này đóng vai trò như một chất nền giúp tăng cường khả năng hòa tan, phân tán và hỗ trợ quá trình hấp thu. Tuy nhiên, những chất này có thể kích thích hệ tiêu hoá gây ra các tác dụng phụ như: đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, tiêu chảy,…
☛ Tìm hiểu: Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì nhanh khỏi?
Làm thế nào khi uống sắt bị đầy bụng?
Nếu thường xuyên cảm thấy đầy bụng sau khi uống viên sắt, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để cải thiện tình trạng này:
Chọn loại sắt dễ hấp thu
Các loại sắt vô cơ (điển hình như sắt sulfat) có thể là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên táo bón và đầy bụng. Nếu vậy, bạn có thể đổi sang dạng sắt dễ hấp thu hơn như sắt hữu cơ (sắt gluconate hoặc sắt fumarate) và sắt sinh học (sắt mang bào liposome). Hai dạng sắt này có quá trình giải phóng ion sắt chậm hơn nhưng lại dễ dàng liên kết với các protein trong cơ thể nên hấp thu tốt hơn. Điều này làm giảm lượng sắt lắng đọng trong ruột và hạn chế triệu chứng đầy bụng sau khi uống sắt.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý chọn viên uống bổ sung sắt ở dạng viên nang mềm hoặc dạng siro lỏng có khả năng hòa tan tốt hơn, tăng tốc độ hấp thu và giảm tình trạng lắng đọng sắt tại đường tiêu hoá.
☛ Tìm hiểu: Chích máu đầu ngón tay trị khó tiêu
Dùng chuẩn liều theo nhu cầu
Cơ thể không thể hấp thu một lượng sắt lớn cùng một lúc. Do đó, không phải cứ uống nhiều sắt là tốt, ngay cả khi bạn đang bị thiếu máu thiếu sắt. Việc sử dụng quá liều nhu cầu không làm tăng tỷ lệ hấp thu sắt nhưng lại khiến người dùng dễ gặp phải tác dụng phụ hơn. Vì vậy, bạn chỉ bổ sung sắt sau khi đã thực hiện xét nghiệm và theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chia nhỏ liều dùng, uống thành 2 – 3 lần trong ngày. Điều này giúp lượng sắt nạp vào cơ thể được hấp thu tối ưu hơn, giảm tình trạng sắt lắng đọng và giảm kích thích lên đường tiêu hoá gây tiêu chảy, táo bón, sình bụng, khó tiêu.
Uống sắt cùng nhiều nước
Nước đóng vai trò như một dung môi để hoà tan viên sắt tốt hơn, tăng khả năng hấp thu của cơ thể. Bên cạnh đó, uống sắt với nhiều nước giúp phần sắt dư thừa di chuyển trong ruột dễ dàng hơn, giảm lắng đọng và tránh gây kích ứng tiêu hóa. Nhờ vậy, người dùng sẽ hạn chế bị đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và táo bón.
Điều bạn cần làm là uống viên sắt cùng với khoảng 200 – 300ml nước. Ngoài ra, bạn cũng cần uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, khoảng 2 – 2.5 lít/ ngày hoặc tính tiêu chuẩn 35g/ kg/ ngày.
Chọn thời điểm uống hợp lý
Sắt hấp thu tốt nhất khi bụng đói. Vì vậy, thời điểm lý tưởng nhất để bổ sung sắt là trước bữa sáng khoảng 30 phút. Tuy nhiên, dùng sắt vào thời điểm này lại có thể kích ứng dạ dày gây buồn nôn, nôn hoặc đau bụng. Vì vậy, những người có đường tiêu hoá nhạy cảm hoặc các bệnh lý tiêu hoá nên uống viên sắt vào sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
Uống chung với vitamin C
Vitamin C và thực phẩm giàu vitamin C tạo môi trường acid trong dạ dày, giúp tăng cường hiệu suất khử sắt từ dạng Fe3+ về Fe2+. Nhờ vậy, cơ thể sẽ hấp thu sắt nhanh chóng và hiệu quả hơn, giảm lượng sắt tồn dư cũng như giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hoá. Đây là do vì sao bạn nên uống viên sắt gần thời gian sử dụng thực phẩm giàu vitamin C như: nước cam, bưởi, kiwi, ổi, súp lơ xanh,…
☛ Tìm hiểu: 10 cách xì hơi khi đầy bụng đơn giản lại hiệu quả nhanh
Tránh các thực phẩm cản trở hấp thu
Các hoạt chất như caffeine, tannin và canxi có thể gây tương tác và cản trở quá trình hấp thu sắt. Điều này làm tăng dư lượng sắt tại ruột, gây tổn thương niêm mạc và cản trở tiêu hoá. Tình trạng này kéo dài khiến các triệu chứng: đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, táo bón,…. xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, bạn không nên uống sắt cùng các loại thực phẩm như: trà, cà phê, sữa tươi, sữa chua, phô mai, trà sữa,… Thay vào đó, bạn hãy điều chỉnh thời điểm uống viên sắt cách xa những thực phẩm này tối thiểu 2 giờ.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, cân đối các nhóm chất dinh dưỡng là cách bổ sung sắt hiệu quả và an toàn cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc tăng cường một số thực phẩm có lợi cho đường tiêu hoá cũng giúp cải thiện tình trạng đầy bụng khi uống sắt. Những lưu ý cụ thể gồm:
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ giúp ổn định lượng nước trong phân, giúp phân di chuyển thuận lợi trong đường ruột, giảm tình trạng đầy bụng, táo bón.
Bổ sung thực phẩm chứa probiotics giúp tăng cường khả năng hấp thu và chuyển hoá chất dinh dưỡng, giảm tình trạng ứ đọng thức ăn trong đường tiêu hoá qua đó cải thiện triệu chứng đầy hơi chướng bụng.
Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng gây chậm tiêu, kích ứng dạ dày khiến tình trạng đầy bụng trở nên nghiêm trọng hơn.
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm công nghiệp bởi chất bảo quản và phụ gia thực phẩm có thể gây khó tiêu, tăng cảm giác nặng bụng, đầy hơi sau khi ăn.
Tăng cường vận động
Hoạt động thể chất đều đặn giúp cải thiện nhu động đường ruột, tăng cường tốc độ tháo rỗng dạ dày và hỗ trợ quá trình đẩy hơi ra khỏi đường ruột tốt hơn. Nhờ vậy, tình trạng nặng bụng, sình bụng, đầy hơi cũng được khắc phục đáng kể. Để có được hiệu quả này, bạn cần:
- Duy trì các bài tập thể chất tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
- Lựa chọn bài tập phù hợp với sức khỏe của mình, ưu tiên những bài tập phối hợp toàn thân như: đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,…
- Chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể trong quá trình tập luyện.
- Thực hiện đầy đủ các động tác khởi động trước khi tập luyện để tránh bị chấn thương.
Đầy bụng là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng viên sắt. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này thông qua việc: lựa chọn loại sắt dễ hấp thu, điều chỉnh liều dùng, thay đổi cách dùng kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Trường hợp bạn đã áp dụng nhiều cách nhưng chứng đầy bụng không giảm, hãy thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Giải thích một số vấn đề thường gặp sau khi uống sắt
Dưới đây là một số vấn đề thường gây lo lắng khi bạn sử dụng viên uống bổ sung sắt:
Người lớn uống sắt bị đi ngoài phân xanh
Sau khi uống viên sắt, một phần sẽ được cơ thể hấp thu để phục vụ cho quá trình tạo máu và các chức năng khác của cơ thể. Lượng sắt dư không được hấp thu sẽ bị đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu. Dư lượng sắt trong phân càng nhiều thì phân càng đậm màu. Do đó, người lớn uống sắt thường đi ngoài phân đen hoặc phân xanh đậm.
Tại sao uống sắt gây ợ nóng?
Phần sắt không được cơ thể hấp thu có thể lắng đọng, gây tổn thương niêm mạc và giảm chức năng tiêu hoá của dạ dày. Quá trình này kích thích dạ dày tăng tiết acid, gây giãn mở cơ thắt thực quản dưới dẫn đến các triệu chứng ợ chua, ợ nóng. Mặt khác, uống sắt khi bụng đói khiến người dùng dễ buồn nôn và nôn. Phản xạ này kích thích cơ thắt thực quản dưới mở ra, làm trào ngược acid dạ dày lên phí trên, gây cảm giác nóng rát dạ dày – thực quản.
Bị táo bón khi uống viên sắt
Phần sắt không được cơ thể hấp thu sẽ được đào thải ra lòng ruột khiến phần bã thức ăn trở nên khô, cứng và khó di chuyển trong ruột hơn. Bên cạnh đó, dư lượng sắt tăng cao trong đường tiêu hoá cũng gây rối loạn hệ khuẩn đường ruột, làm giảm quá trình chuyển hoá và hấp thu dinh dưỡng. Những yếu tố này kết hợp với nhau làm tăng nguy cơ táo bón khi sử dụng sắt.
Uống sắt xong bị đau bụng tiêu chảy
Việc uống sắt, nhất là các loại sắt vô cơ có thể gây kích ứng dạ dày – ruột làm tăng nhu động co bóp. Quá trình này khiến người bệnh gặp phải cơn đau quặn bụng, đau âm ỉ và đi ngoài phân lỏng nát. Mặt khác, quá nhiều sắt dư trong đường tiêu hoá cũng gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, tăng nguy cơ đau bụng tiêu chảy.
Uống sắt xong bị buồn nôn
Các viên uống bổ sung sắt thường có mùi tanh nồng khó chịu. Mùi vị này thường lưu lại trong khoang miệng khá lâu và khiến người dùng dễ bị lợm giọng, buồn nôn. Mặt khác, việc uống sắt khi bụng rỗng giúp tăng hấp thu sắt nhưng lại khiến dạ dày dễ bị kích ứng. Đây là nguyên nhân khiến bạn bị buồn nôn và nôn sau khi uống viên sắt.
Trên đây là bài viết giải thích về hiện tượng đầy bụng sau khi uống viên sắt. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và lựa chọn được cách sử dụng phù hợp. Nếu có thắc mắc cần tư vấn, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline: 1900 545 518 hoặc bấm kết nối Zalo để được chuyên gia tư vấn ngay.