Đầy bụng khó tiêu gây cảm giác căng tức, nặng nề, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ăn uống không ngon miệng. Tình trạng này kéo dài làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Cùng tham khảo một số thức uống giúp đẩy lùi tình trạng đầy bụng khó tiêu, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Mục lục
Thế nào là tình trạng đầy bụng khó tiêu?
Đầy bụng khó tiêu là cảm giác khó chịu, nặng bụng, chướng bụng sau khi ăn, xảy ra khi quá trình tiêu hóa thức ăn bị rối loạn. Những người gặp tình trạng này sẽ có cảm giác no, nặng nề ở vùng bụng trên, kèm theo đó là triệu chứng ợ hơi, buồn nôn. Điều này còn có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh ăn rất ít thậm chí không ăn gì.
Mặc dù không phải triệu chứng đặc biệt nguy hiểm, nhưng nếu không được khắc phục kịp thời, nó có thể gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Đây cũng có thể là “tín hiệu” của cơ thể cảnh báo một số bệnh lý đường tiêu hóa.
Bởi vậy, sớm giải quyết vấn đề này giúp người bệnh dễ chịu hơn, tránh các biến chứng và duy trì chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây tình trạng đầy bụng khó tiêu
Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng phổ biến, có thể lý giải do nhiều nguyên nhân:
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu.
Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm khó tiêu như đồ chiên xào, thực phẩm chứa nhiều chất béo, và uống ít nước khiến hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả. Những loại thức ăn này làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra cảm giác nặng nề, đầy hơi và khó chịu.
Thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh cũng góp phần gây đầy bụng khó tiêu. Có thể kể đến như:
- Ăn quá nhanh khiến cơ thể không kịp sản xuất đủ dịch tiêu hóa, gây ra khó tiêu.
- Không nhai kỹ thức ăn khiến dạ dày phải làm việc vất vả hơn để xử lý các mảnh vỡ thức ăn lớn.
- Ngồi hoặc nằm ngay sau khi ăn, do làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng và khó tiêu.
Yếu tố tâm lý
Căng thẳng, lo âu là các yếu tố kích thích tuyến thượng thận sản xuất hormone cortisol gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, stress kéo dài cũng làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày và ruột, gây hiện tượng đầy bụng khó tiêu.
Vấn đề sức khỏe
Người bệnh còn gặp tình trạng đầy bụng khó tiêu do mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích. Các bệnh lý này làm rối loạn hoạt động tiêu hóa thức ăn, gây tình trạng đầy bụng chướng hơi.
Các thức uống giảm đầy bụng khó tiêu ngay lập tức
Một số loại thức uống có khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, kích thích hoạt động dạ dày ruột, hỗ trợ giảm đầy bụng khó tiêu, có thể kể đến như:
Nước gừng
Gừng được coi là vị thuốc giàu gingerols, shogaols – những hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ giúp cải thiện tiêu hóa. Các hoạt chất này sẽ kích thích các enzym tiêu hóa, tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, nhờ đó làm giảm triệu chứng đầy bụng khó tiêu.
Một nghiên cứu tại Đại học Y khoa Shahid Beheshti cũng chỉ ra gừng giúp giảm triệu chứng buồn nôn và ợ hơi.
Bạn có thể làm nước gừng uống tại nhà theo các bước sau:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch và thái lát mỏng hoặc đập dập miếng gừng.
- Đun sôi 300ml nước, thêm gừng vào và đun nhỏ lửa 5–10 phút.
- Lọc lấy phần nước, có thể thêm một chút đường hoặc mật ong để tăng hương vị cho dễ uống.
Uống nước gừng ấm sau bữa ăn giúp giảm triệu chứng đầy hơi ngay sau khoảng 10-20 phút.
Nước chanh ấm
Nước chanh ấm có tính acid nhẹ. Khi sử dụng, nước chanh có thể giúp kích thích tiết dịch tiêu hóa, cân bằng mức độ acid trong dạ dày và phân giải thức ăn hiệu quả. Acid Citric và vitamin C trong quả chanh cũng giúp tăng hấp thu Sắt và giảm triệu chứng chướng bụng.
Cách làm nước chanh ấm giảm đầy bụng khó tiêu như sau:
- Vắt nước từ một nửa quả chanh vào một cốc nước ấm.
- Khuấy đều và uống khi còn ấm, tốt nhất là vào buổi sáng trước bữa ăn.
- Bạn cũng có thể bổ sung thêm mật ong để tạo vị ngọt dễ uống hơn.
Trà bạc hà
Trà bạc hà chứa tinh dầu menthol giúp thư giãn cơ trơn của đường tiêu hóa, giảm cảm giác nặng bụng. Tác dụng này đã được nghiên cứu lâm sàng và đăng tải trên tạp chí khoa học Phytotherapy Research. Ngoài ra, hương vị the mát của bạc hà cũng hỗ trợ đẩy lùi cảm giác tức bụng, nóng rát do tình trạng đầy bụng khó tiêu gây ra.
Với cách này, bạn có thể dùng lá bạc hà tươi hoặc túi trà khô đều mang lại hiệu quả tốt. Các bước làm như sau:
- Chuẩn bị cốc nước ấm. Không nên dùng nước quá nóng có thể làm giảm hoạt tính của trà bạc hà.
- Cho lá bạc hà tươi hoặc túi trà vào cốc, đổ nước sôi lên.
- Ngâm trà bạc hà trong khoảng 3-7 phút, sau đó bạn lọc bỏ lá hoặc túi trà.
Trà lá bạc hà nên uống khi còn ấm sẽ giúp bạn giảm ngay triệu chứng đầy bụng sau khoảng 10 phút.
☛ Có thể bạn quan tâm: Chích máu đầu ngón tay trị khó tiêu
Nước ép dứa
Uống nước ép dứa cũng là một phương pháp đơn giản giúp giảm triệu chứng đầy bụng. Trong nước ép dứa có chứa Bromelain – một loại enzyme phân giải protein trong thức ăn, nhờ vậy làm giảm cảm giác nặng bụng, căng chướng. Enzym này cũng có khả năng chống viêm và làm dịu, giúp giảm triệu chứng ợ hơi, buồn nôn và khó chịu ở dạ dày.
Với cách này, bạn chỉ cần uống một ly nước ép dứa tươi, không đường. Cụ thể từng thời điểm uống, nước ép dứa mang lại các công dụng khác nhau:
- Uống một cốc nước ép dứa nhỏ trước bữa ăn 15-20 phút có công dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Uống sau bữa ăn khoảng 30 phút giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và giảm đầy bụng.
Nước ép cà rốt
Cà rốt là loại rau củ quen thuộc với căn bếp, đồng thời cũng là thức uống giảm đầy bụng khó tiêu được nhiều người áp dụng. Củ cà rốt giàu chất xơ hòa tan, có tác dụng tăng cường nhu động ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn. Các enzyme có trong loại củ này cũng giúp kích thích tăng tiết dịch tiêu hóa, giảm triệu chứng đầy bụng.
Bạn có thể uống nước ép cà rốt theo các cách sau đây:
- Uống trước bữa ăn: Uống một cốc nhỏ nước ép cà rốt 15-20 phút trước bữa ăn để kích thích tăng tiết dịch tiêu hóa.
- Sau bữa ăn: Uống nước ép cà rốt sau bữa ăn khoảng 30 phút giúp làm dịu dạ dày và giảm chướng bụng.
- Kết hợp với gừng: Thêm một chút gừng vào nước ép để tăng hiệu quả giảm đầy bụng và hỗ trợ tiêu hóa.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp cà rốt và cần tây hoặc táo cũng giúp giảm cảm giác nặng nề, đầy bụng.
Nước giấm táo pha loãng
Nước giấm táo pha loãng có chứa acid acetic giúp cân bằng pH dạ dày, giảm tình trạng đầy hơi, ợ hơi sau bữa ăn. Chúng cũng giúp tăng tiết dịch tiêu hóa và tăng cường enzyme tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột. Nhờ vậy, thức ăn di chuyển nhanh hơn trong hệ tiêu hóa, giảm đầy bụng khó tiêu.
15 phút trước mỗi bữa ăn, bạn chỉ cần uống một ly nước giấm táo đã được pha loãng với nước ấm. Cần tránh uống giấm táo nguyên chất và không uống quá nhiều để tránh kích ứng dạ dày.
Trà thì là (fennel tea)
Theo quan niệm y học cổ truyền, thì là là vị thuốc có tác dụng tiêu chướng, trục xuất khí dư thừa, bổ tỳ vị, giảm đau do đầy bụng.
Nghiên cứu khoa học về thành phần chỉ ra: dầu cây thì là được chưng cất từ hạt khô, có mùi thơm, có tác dụng chống đầy hơi và chống co thắt. Bên cạnh đó, trong trà thì là còn chứa nhiều hoạt chất có khả năng làm giãn cơ trơn dạ dày, giúp giảm tình trạng căng tức, nặng nề.
Bạn có thể áp dụng cách này theo các bước sau đây:
- Chuẩn bị 1 – 2 thìa hạt thì là khô, đem giã nhỏ cho vào cốc nước sôi.
- Đậy kín cốc và ủ trong khoảng 5 – 10 phút.
- Uống sau bữa ăn 30 phút, uống khi còn ấm để giảm cảm giác đầy bụng.
Mặc dù đem lại hiệu quả giảm đầy bụng khá tốt nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng. Cần lưu ý:
- Bạn chỉ nên uống 1-2 tách trà thì là mỗi ngày để tránh bị kích ứng dạ dày.
- Mỗi lần sử dụng chỉ nên dùng liều lượng vừa phải. Không nên dùng quá nhiều trong một lần uống vì có thể gây ảo giác, co giật.
Lưu ý khi sử dụng thức uống giảm đầy bụng khó tiêu
Để các thức uống giảm đầy bụng phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:
- Không nên uống quá nhiều một lần, cần chia nhỏ và uống từ từ để cơ thể hấp thụ tốt hơn..
- Tránh sử dụng đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng để tránh làm tổn thương niêm mạc dạ dày và giảm hiệu quả của thức uống.
- Nên kết hợp với các biện pháp khác như đi lại nhẹ nhàng, massage vùng bụng để lưu thông khí và hỗ trợ tiêu hóa.
Ngoài việc sử dụng các thức uống giảm đầy bụng khó tiêu, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt:
- Ăn chậm, nhai kỹ: Để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Hạn chế thực phẩm không tốt: Giảm tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng.
- Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ nước trong ngày và chia đều các bữa ăn để duy trì hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Khi nào người bệnh đầy bụng khó tiêu nên đi thăm khám?
Đầy bụng khó tiêu là tình trạng khá phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Nhưng khi chúng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn cần tìm đến các trung tâm y tế để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo bạn cần đi thăm khám:
- Triệu chứng kéo dài: Nếu đầy bụng khó tiêu kéo dài hơn 1-2 tuần dù đã thử các biện pháp tại nhà nhưng không cải thiện.
- Có dấu hiệu bất thường: Đầy bụng khó tiêu kèm theo đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, sút cân không rõ lý do.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống: Mất ngủ, căng thẳng, không thể ăn uống bình thường.
- Có tiền sử bệnh tiêu hóa: Người bị đầy bụng khó tiêu có tiền sử bệnh lý nền về dạ dày, ruột cần theo dõi và thăm khám sớm.
☛ Tìm hiểu: Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì nhanh khỏi?
Kết luận
Trên đây là một số thức uống giúp giảm đầy bụng khó tiêu bạn có thể áp dụng tại nhà. Mong rằng bài viết mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Ngoài ra, nếu có bất kì thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ chúng tôi qua số Hotline 1900 545 518 để được giải đáp.