Chế độ ăn uống khoa học được ví như phương pháp “gia tốc” giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị viêm loét dạ dày. Nếu bạn đang băn khoăn không biết viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì, hãy xem ngay bài viết dưới đây để có đáp án chính xác.
Mục lục
Tiêu chí chọn thực phẩm cho người viêm loét dạ dày
Chế độ ăn uống khoa học cho người viêm loét dạ dày được thiết kế nhằm làm giảm triệu chứng khó chịu, hỗ trợ lành loét và ngăn ngừa tổn thương mới trên niêm mạc dạ dày. Để làm được những điều này, thực phẩm trong chế độ ăn của người bệnh cần đáp ứng các tiêu chí như:
- Bổ sung đầy đủ và cân đối nhóm chất nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng của cơ thể.
- Cung cấp đầy đủ protein và những dưỡng chất cần thiết phục vụ cho quá trình chữa lành tổn thương.
- Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày gây ra.
- Không gây kích ứng lên tổn thương trên niêm mạc dạ dày.
- Có khả năng hỗ trợ tiêu hoá hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh đường ruột như: bệnh Crohn, bệnh Celiac hoặc nhiễm trùng tiêu hoá do vi khuẩn.
Bên cạnh đó, chất lượng thực phẩm cũng là yếu tố cần được người bệnh chú trọng. Bạn nên ưu tiên lựa chọn và chế biến các món ăn từ thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng. Điều này sẽ giúp cơ thể nhận được tối đa hàm lượng dưỡng chất và giảm nguy cơ nhiễm trùng, kích ứng hay dị ứng trong ăn uống.
Một mẹo khi đi chợ cho bạn là nên ưu tiên chọn mua các loại rau, củ, quả theo mùa. Những loại rau củ này thường ít dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc phân bón không cần thiết. Đây cũng là cách bạn bảo vệ sức khoẻ chung và giảm nguy cơ gây kích ứng lên các tổn thương trên niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và chuyên gia dinh dưỡng để có được chế độ ăn uống cân đối dinh dưỡng và phù hợp nhất với tình trạng sức khoẻ của mình.
Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Dưới đây là những nhóm thực phẩm giúp cải thiện triệu chứng khó chịu, thúc đẩy làm lành tổn thương và hỗ trợ tiêu hoá hiệu quả cho bệnh nhân viêm loét dạ dày:
Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin A
Theo Hiệp hội nghiên cứu đường ruột Canada, chế độ ăn giàu chất xơ và vitamin A giúp ngăn vết loét tiến triển. Trong đó, chất xơ có khả năng giảm nồng độ acid trong dạ dày, bao phủ niêm mạc và hạn chế sự tấn công của acid lên niêm mạc dạ dày. Tổ chức này cũng đề cập đến nghiên cứu về nghiên cứu vitamin A làm tăng sản xuất chất nhầy trong đường tiêu hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho vết loét cũ lành lại và ngăn phát triển vết loét mới.
Những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin A được gợi ý bao gồm:
- Khoai lang: Cứ 100g khoai lang sẽ cung cấp 14.187 IU vitamin A và 3.8 g chất xơ. Để cung cấp chất xơ và vitamin A hàng ngày thì người bệnh nên từ 1 – 2 củ khoai mỗi ngày vào bữa sáng và bữa trưa.
- Cà rốt: Cứ 100g cá hồi sẽ có khoảng 16.706 IU vitamin A và 2.8g chất xơ. Người bệnh có thể bổ sung 100g cà rốt/ ngày với tần suất 3 – 4 lần/ tuần vào chế độ ăn của mình.
Thực phẩm giàu Probiotics
Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy, việc bổ sung men vi sinh có thể giúp chống lại vi khuẩn Helicobacter Pylori – Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, việc sử dụng những sản phẩm giàu men vi sinh cũng góp phần bảo vệ hệ vi sinh đường ruột, hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh trên đường tiêu hoá.
Những sản phẩm giàu Probiotics phải kể đến như:
- Sữa chua: Bạn nên ăn 1 hộp sữa chua/ ngày và chọn loại sữa chua ít béo để tránh bị khó tiêu. Sữa chua có tính acid nhẹ nên hãy dùng cách bữa ăn khoảng 1 tiếng, tránh ăn khi đói vì có thể gây cảm giác cồn cào.
- Kefir: Là loại thức uống lên men giàu probiotics. Mỗi ngày, bạn có thể uống từ 100 – 200ml kefir chia làm 2 lần, cách bữa ăn khoảng 1 tiếng.
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Flavonoid và Polyphenol là những hợp chất chống oxy hóa trong thực phẩm có khả năng chống lại viêm loét dạ dày tá tràng. Nghiên cứu cho thấy, các hợp chất flavonoid làm tăng tiết chất nhầy, tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Trong khi đó, polyphenol hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP, chữa lành vết loét niêm mạc dạ dày, làm dịu vết viêm loét và tăng cường phục hồi tế bào mô lót dạ dày.
Những thực phẩm giàu chất chống oxy hoá phải kể đến như:
- Nam việt quất: Rất giàu flavonoid, đã được nghiên cứu có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Theo đó, người bệnh nên uống khoảng 100ml nước ép nam việt quất với tần suất từ 1 – 2 lần/ ngày.
- Nho đỏ: Giàu flavonoid giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, hàm lượng đường cao trong quả nho có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid. Do đó, bạn chỉ nên ăn khoảng 200g/ ngày để có được hiệu quả tốt.
Các loại Protein nạc
Protein là nhóm chất quan trọng cung cấp nguyên liệu cho quá trình chữa lành vết loét trên niêm mạc dạ dày. Nhu cầu protein của một người là khoảng 0.8g/ kg/ ngày. Bạn có thể dựa vào số liệu này để tính toán lượng protein cần thiết cho mình.
Người bệnh viêm loét dạ dày nên ưu tiên chọn những loại protein nạc, ít chất béo để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá. Dưới đây là một số gợi ý:
- Thịt gà: Chứa 27g protein/ 100g thịt. Bạn có thể chọn những phần thịt ở ức để giảm chất béo tối đa. Chú ý bỏ da để loại bỏ phần chất béo bão hoà.
- Cá hồi: Cứ 100g cá hồi sẽ cung cấp cho 20g protein. Ngoài ra, thịt cá hồi còn rất giàu omega – 3 giúp tăng cường tác dụng chống viêm và hỗ trợ làm lành vết loét.
Một số loại thảo dược
Sử dụng thảo dược đúng cách giúp bạn cải thiện triệu chứng khó chịu và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Những thảo dược được sử dụng phổ biến như:
Chè dây: Đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng trung hoà – giảm tiết acid dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP và cải thiện vết viêm loét dạ dày. Mỗi ngày, bạn có thể dùng khoảng 30g chè dây nấu thành nước trà, chia thành 2 – 3 uống trong ngày hoặc uống khi bị đau dạ dày.
Rễ cam thảo: Chứa glycyrrhizin có tác dụng làm dịu niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, thành phần carbenoxolone đã được chứng minh có khả năng giảm tiết acid, chống viêm loét và tăng sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Bạn chỉ cần lấy vài lát cam thảo pha cùng 50 – 100ml nước sôi, uống trước bữa ăn hoặc khi có triệu chứng đau dạ dày.
☛ Xem thêm: 7 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày nên kiêng gì?
Không có quy chuẩn chính xác nào về việc kiêng tuyệt đối một loại thực phẩm khi bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, với những thực phẩm có nguy cơ làm nặng thêm triệu chứng hoặc khiến vết loét tiến triển, người bệnh nên hạn chế sử dụng hoặc tiếp cận từ từ và theo dõi phản ứng của cơ thể. Đây là cơ sở quan trọng để quyết định mức độ kiêng khem với loại thực phẩm đó.
Thực phẩm có tính acid
Thực phẩm có tính acid có thể khiến môi trường trong dạ dày trở nên acid hơn. Ở điều kiện này, vết loét có thể bị kích ứng và trở nên nghiêm trọng hơn. Đôi khi, niêm mạc dạ dày cũng có thể xuất hiện vết viêm loét mới. Những thực phẩm có tính acid phải kể đến như:
- Các loại trái cây họ cam quýt như: chanh, cam, bưởi,…
- Thực phẩm muối chua như: dưa muối, hành muối, cà muối,…
- Các loại giấm như: giấm gạo, giấm rượu, giấm mía,…
Đồ uống chứa chất kích thích
Những loại đồ uống chứa cồn hay caffeine có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, kích thích dạ dày tăng tiết acid. Quá trình này khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng và làm tăng nặng triệu chứng khó chịu. Dưới đây là một vài loại đồ uống điển hình mà bạn cần hạn chế:
- Rượu, bia: Đồ uống chứa cồn trên 15% có khả năng phá huỷ tế bào nhầy niêm mạc, gây viêm và tổn thương. Ngoài ra, rượu bia cũng làm giảm tốc độ tiêu hoá thức ăn, khiến người bệnh dễ bị chướng bụng, khó tiêu.
- Cà phê: Mỗi cốc 150ml cà phê chứa khoảng 80 – 135mg caffeine. Chất này có thể làm tăng co thắt cơ trơn hệ tiêu hoá, kích thích dạ dày tăng tiết acid và làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.
Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa
Những thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể ảnh hưởng đến vết loét dạ dày theo nhiều cách. Để tiêu hóa những chất béo này, dạ dày cần tiết ra lượng lớn acid, làm tăng nguy cơ khó tiêu và kích ứng lên vết loét. Mặt khác, chất béo bão hòa cũng cung cấp môi trường lý tưởng cho vi khuẩn HP phát triển.
Những thực phẩm giàu chất béo bão hòa như:
Mỡ lợn: Tỷ lệ chất béo bão hoà chiếm tới 40%. Một người bình thường chỉ nên dùng khoảng 15g mỡ lợn mỗi ngày. Như vậy, người viêm loét dạ dày cần hạn chế tối đa, sử dụng thay thế bằng các loại chất béo không bão hoà.
Sữa nguyên kem: Trong 220ml sữa chứa 5g chất béo bão hòa, tương đương với lượng chất béo cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Bởi vậy, người bệnh nên giảm thiểu lượng sữa này hoặc chủ động cắt bớt nguồn chất béo từ những thực phẩm khác.
Gia vị cay nóng
Các loại gia vị cay nóng chứa thành phần Capsaicin – Một chất kích ứng hoá học trực tiếp có thể làm tăng nặng cảm giác đau và nóng rát tại vết viêm, loét dạ dày. Mặt khác, cảm giác nóng rát tại bề mặt niêm mạc cũng là yếu tố kích thích dạ dày tăng tiết acid.
Vì những lý do trên, người bị viêm loét dạ dày cần hạn chế sử dụng các loại gia vị cay nóng trong chế biến thức ăn hàng ngày. Điển hình như: ớt tươi, ớt bột, tương ớt, hạt tiêu, mù tạt,…
☛ Đọc thêm: Cách trị viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả, an toàn
Thực đơn cho người viêm loét dạ dày
Dưới đây là mẫu thực đơn được gợi ý bởi Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng dành cho bệnh nhân viêm loét dạ dày có cân nặng 50kg, cần cung cấp 1.600Kcal/ ngày:
Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa tối | |
Ngày 1 | Phở bò gồm:
Bữa phụ sáng:
|
Cơm thịt kho trứng cút gồm:
Súp lơ luộc: 1 chén Bữa phụ chiều:
|
Cơm ức gà áp chảo gồm:
Canh mồng tơi: 1 chén |
Ngày 2 | Nui thịt lợn gồm:
Bữa phụ sáng:
|
Cơm mực hấp gừng gồm
Canh mướp: 1 chén Bữa phụ chiều:
|
Cơm thịt vịt kho củ cải gồm:
Củ cải: 30g Canh bí đỏ thịt băm: 1 chén |
Ngày 3 | Bún thịt nướng gồm:
Bữa phụ sáng:
|
Cơm đậu hũ kho nấm gồm:
Cải thìa luộc: 1 chén Bữa phụ trưa:
|
Cơm cá hồi áp chảo gồm:
Salad trộn: 1 dĩa Phô mai: 1 miếng |
Ngày 4 | Sandwich trứng ốp la gồm:
Chuối: 1 quả Bữa phụ sáng:
|
Cơm bò xào ớt chuông gồm:
Canh cải xoong: 1 chén Lê: 80g Bữa phụ trưa:
|
Cơm tôm rim gồm:
Súp lơ xào cà rốt: 1 chén Canh cà chua: 1 chén |
Ngày 5 | Miến xào chay gồm:
Bữa phụ sáng:
|
Cơm ếch kho sả gồm:
Su su xào: 1 chén Canh cải thảo: 1 chén Bữa phụ trưa:
|
Cơm cá diêu hồng sốt cà gồm:
Cải thìa luộc: 1 chén |
Ngày 6 | Cháo thịt băm gồm:
Bữa phụ sáng:
|
Cơm tôm xào thập cẩm gồm:
Canh rau dền: 1 chén Bữa phụ chiều:
|
Cơm canh chua cá lóc gồm:
|
Ngày 7 | Bánh mì chả cá gồm:
Bữa phụ sáng:
|
Cơm chiên trứng gồm:
Canh cải xoong thịt bò: 1 chén Bữa phụ chiều:
|
Cơm hến kho sả gồm:
Cải thìa luộc: 80g |
Một số lưu ý về ăn uống cho người viêm loét dạ dày
Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm, người bệnh viêm loét dạ dày cũng cần điều chỉnh thói quen ăn uống của mình để tránh tác động tiêu cực đến dạ dày. Những lưu ý cụ thể bao gồm:
Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày: Bạn nên ăn 5 – 6 bữa mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho dạ dày, kiểm soát lượng acid tiết ra trong mỗi bữa ăn nhờ đó hạn chế được triệu chứng khó chịu.
Ngồi thẳng khi ăn: Tư thế thẳng lưng khi ăn sẽ giảm chèn ép vào dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho nhu động co bóp tiêu hoá thức ăn đồng thời ngăn tình trạng trào ngược.
Nhai kỹ: Thức ăn được nhai kỹ sẽ tiêu hoá dễ dàng hơn, tốc độ tháo rỗng thức ăn trong dạ dày nhanh hơn. Đây là cơ chế giảm tiết acid tự nhiên và giảm gánh nặng co bóp, tiêu hoá cho dạ dày.
Tránh ăn vặt: Mỗi bữa ăn nên cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng. Thói quen này giúp hình thành nhịp sinh học ổn định cho dạ dày, hạn chế tình trạng tăng tiết acid thất thường.
Nghỉ ngơi sau khi ăn: Bạn nên ngồi tại chỗ hoặc đi lại nhẹ nhàng khoảng 30 phút sau khi ăn. Điều này giúp cơ thể tập trung đưa máu về dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu hoá thức ăn tại dạ dày.
Tránh ăn quá muộn: Bữa ăn cuối cùng trong ngày cần cách giờ đi ngủ tối thiểu ba tiếng. Điều này giúp dạ dày được nghỉ ngơi và hồi phục trong giấc ngủ và tránh tình trạng trào ngược ở tư thế nằm.
Chế biến kỹ thức ăn: Những thức ăn được nấu chín mềm được tiêu hoá dễ hơn, giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. Vậy nên, người bị viêm loét dạ dày nên ưu tiên những món ăn được ninh nhừ, nấu chín kỹ.
Trên đây là bài viết chia sẻ về những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị viêm loét dạ dày. Mong rằng thông tin này sẽ đem đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích, giúp đẩy lùi bệnh lý này nhanh chóng hơn. Nếu cần tư vấn hỗ trợ, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua hotline: 1900 545 518.