Một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều người thường quan tâm khi bị viêm loét dạ dày là có nên uống sữa hay không? Một số người tin rằng uống sữa có thể giúp làm dịu dạ dày và cảm giác đau, nhưng cũng có người cho rằng sữa làm tăng tiết dịch axit khiến các triệu chứng nguy hiểm hơn. Vậy thực hư như thế nào, hãy cùng Hantacid tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa không? Khi nào nên uống?
Sữa có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như Protein, canxi, vitamin nhóm A, C, E… giúp mang lại công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người gặp vấn đề về dạ dày, viêm loét dạ dày.
- Xoa dịu cơn đau dạ dày: Sữa có thể giúp làm giảm vết loét và xoa dịu cơn đau dạ dày tạm thời. Do sau khi uống sữa sẽ tạo lớp ra phủ mỏng trong dạ dày, kích thích sản xuất nhiều dịch tiêu hóa, giúp làm lành cơn đau trong vài phút, nhất là lúc dạ dày rỗng.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày: Trong sữa có chứa các thành phần phospholipid và protein có tác dụng giúp bảo vệ và tái tạo các vùng niêm mạc bị tổn thương. Vì thế, nếu uống sữa thường xuyên, sẽ giúp niêm mạc tránh được khỏi những tác nhân gây hại như rượu bia, thức ăn cay nóng, vi khuẩn HP…
- Bổ sung Probiotic: Probiotic là các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột hiệu quả. Đặc biệt, nó còn có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.
- Bổ sung vitamin đa dạng: Tác dụng của vitamin giúp củng cố hàng rào miễn dịch, bảo vệ niêm mạc dạ dày và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Từ đó giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và ngăn ngừa mắc các bệnh liên quan về đường ruột.
- Cung cấp năng lượng: Sữa cung cấp nhiều protein giúp tăng cường năng lượng, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống lại bệnh tật, bảo vệ cơ thể luôn được khỏe mạnh hơn.
Như vậy, có thể thấy sữa là thực phẩm khá lành tính và mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại sữa uống, phản ứng của cơ thể sau khi uống, thời gian uống, lượng sữa uống…
Loại sữa uống: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa với những thành phần và tác dụng khác nhau. Người bị viêm loét dạ dày cần hạn chế uống các loại sữa có chứa nhiều Canxi, protein vì có khả năng làm tăng tiết dịch acid trong dạ dày cao hơn. Từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, đau dạ dày…
Một số loại sữa được khuyến cáo cho những người bị viêm loét dạ dày nên dùng như: sữa đậu nành, các loại sữa hạt, sữa chua, sữa không chứa lactose hoặc sữa đã tách béo.
Phản ứng của cơ thể sau khi uống: Mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau đối với sữa, có người hoàn toàn bình thường sau khi uống. Nhưng nhiều người do cơ địa không phù hợp bị dị ứng với một số thành phần trong sữa, hoặc những người không dung nạp được lactose thì sau khi uống có thể xuất hiện các triệu chứng đau bụng, chướng bụng hoặc bị tiêu chảy.
Lúc này bạn cần lắng nghe các dấu hiệu trên cơ thể của mình và tạm ngưng uống sữa lại. Tại vì trong trường hợp này uống sữa không hề tốt cho cơ thể mà ngược lại còn làm gia tăng thêm các triệu chứng liên quan đến viêm loét dạ dày cao hơn.
Thời gian, lượng uống: Việc uống quá nhiều sữa cùng một lúc, đặc biệt là khi đói có thể gây ra tình trạng khó chịu và làm gia tăng tiết dịch axit latic gây đau rát vùng thượng vị. Đồng thời, khi đói dạ dày bị co bóp mạnh khiến sữa bị đẩy nhanh xuống đường ruột mà chưa kịp chuyển hóa dẫn đến dễ gặp phải các vấn đề liên quan về rối loạn tiêu hóa.
Tổng hợp 5 loại sữa tốt cho người viêm loét dạ dày
Dưới đây là danh sách 5 loại sữa dành cho người bị viêm loét dạ dày được các chuyên gia sức khỏe về tiêu hóa khuyên sử dụng.
1. Sữa chua
Theo nghiên cứu “Tác dụng của việc ăn sữa chua chứa Lactobacillus- và Bifidobacteria- ở những đối tượng nhiễm Helicobacter pylori” của Kuan-Yuan Wang, Shui-Nin Li, Chiang-Shin Liu và cộng sự thực hiện trên 59 người sử dụng 2 lần sữa chua/ngày chứa lợi khuẩn Bifidobacteria Animalis và L. acidophilustrong 6 tuần. Kết quả cho thấy việc ăn thường xuyên sữa chua có thể ngăn chặn vi khuẩn H. pylori gây bệnh ở người. Bên cạnh đó, trong sinh thiết nội soi niêm mạc dạ dày lấy từ hang vị cho thấy phản ứng viêm dạ dày và mật độ H. pylori giảm đáng kể.
Đặc biệt sữa chua là nguồn chứa probiotic dồi dào – vi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Với lượng lớn lợi khuẩn này, nó giúp cân bằng acid trong đường ruột, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, nhất là có khả năng chống lại vi khuẩn HP.
Ngoài ra, nó còn giúp làm dịu dạ dày, giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng.
Cách dùng: Người bị viêm loét dạ dày mỗi tuần nên ăn khoảng 3-4 cốc sữa chua vào bữa sáng hoặc sau các bữa chính từ 1-2 tiếng. Lưu ý, không ăn sữa chua khi bụng đang đói.
2. Sữa không chứa lactose
Trong nghiên cứu “So sánh các triệu chứng không dung nạp lactose của những người mắc bệnh tiêu hóa kém khi tiêu thụ lactose” cho thấy những người bị viêm đường ruột uống lactose có thể gây ra các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy… Đặc biệt là ở những người không dung nạp được lactose, sữa không được phân hủy bị lên men trong đường ruột, làm gia tăng acid trong dạ dày.
Vì vậy, thay vì dùng sữa thường, những người bị viêm loét dạ dày nên sử dụng các loại sữa không chứa lactose sẽ giúp dễ tiêu hóa và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan đến đau dạ dày.
Một số loại sữa không chứa lactose phổ biến hiện nay là Abbott Glucerna, Sữa Nutricare Gold, Sữa Calosure Gold… Tùy từng loại sữa có thể được khuyến cáo sử dụng với liều lượng khác nhau.
3. Sữa đậu nành
Đối với người bị viêm loét, sữa đậu nành có thể giúp giảm đau hiệu quả. Theo nghiên cứu được thực hiện trên 10 đối tượng bị loét dạ dày, dùng 150ml sữa đậu nành 2 lần mỗi giờ từ 7 giờ sáng tới 10 giờ tối trong 2 tuần. Kết quả được trình bày trong báo cáo “Tác dụng của sữa đậu nành trong việc chữa lành vết loét dạ dày – một nghiên cứu nội soi có kiểm soát” thấy rằng mặc dù tác dụng chữa lành vết loét dạ dày không đáng kể nhưng sữa đậu nành đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm đau cho người bị loét dạ dày.
Cách dùng: Người bị viêm loét dạ dày có thể uống 200 – 300ml/1 ngày sữa đậu nành, không uống quá 500ml/lần. Đảm bảo sữa đã được nấu chín và không uống khi bụng đói.
4. Sữa đã tách béo
Sữa tách béo (sữa ít béo, sữa gầy) là loại sữa tươi đã được tách chất béo, nên giúp giảm cholesterol và duy trì mức cholesterol ổn định. Tuy nhiên, do vẫn giữ hàm lượng protein cao nên nó vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng, xây dựng và duy trì chức năng cơ bắp.
Những người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên uống sữa đã tách béo thay vì uống sữa nguyên kem. Bởi loại sữa này giúp hệ tiêu hóa phân hủy các chất và hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, nên cải thiện tiêu hoá.
Cách dùng: Nên sử dụng từ 500 – 600ml/1 ngày sữa tách béo. Lưu ý không uống sữa khi bụng đói và không cho thêm đường vào sữa.
5. Các loại sữa hạt
Sữa hạt là thức uống được chế biến từ các loại hạt, đậu. Đây là một trong những loại sữa tốt cho người gặp vấn đề về dạ dày, nhất là ở những người không dung nạp lactose. Loại sữa này có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, chất xơ, khoáng chất, acid béo omega-6… Nó còn giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, kiểm soát đường máu…
Bên cạnh đó, các loại sữa hạt có tác dụng trung hòa dịch trong dạ dày, giảm cơn đau do viêm loét dạ dày gây ra. Một số loại sữa hạt tốt cho người bị viêm loét dạ dày như: sữa bắp, sữa hạnh nhân, sữa bí đỏ, sữa dừa, sữa nghệ…
Cách dùng: Nên uống 200 – 500ml sữa hạt mỗi ngày. Bạn có thể uống sữa hạt sau khi ăn, hạn chế uống vào buổi tối do có thể gây đầy bụng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ.
Trên đây là tổng hợp 5 loại sữa uống tốt cho người bị viêm loét dạ dày mà bạn có thể tham khảo bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài chế độ ăn uống phù hợp, bạn có thể kết hợp sử dụng Viên uống Hantacid – thuốc kháng acid dạ dày, lựa chọn đầu tiên cho các cơn đau dạ dày, viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày. Sản phẩm được sản xuất tại Công ty CPDP CPC1 Hà Nội và phân phối bởi công ty TNHH Dược phẩm VNP.
Với bộ 3 thành phần hydroxyd – Al(OH)3 + magie hydroxyd Mg(OH)2 + Simethicon có tác dụng làm giảm nhanh và ổn định dạ dày chỉ sau 3 phút, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do tăng tiết dịch acid dạ dày gây như: đau rát thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua… từ đó giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu hơn.
Sản phẩm dùng phù hợp được cho nhiều đối tượng: Trẻ nhỏ (trên 2 tuổi), phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người bị tiểu đường hoặc di ứng với latose.
☛ Tham khảo thêm: Đánh giá của các chuyên gia về sản phẩm Hantacid
Những câu hỏi thường gặp liên quan tới sữa và hệ tiêu hóa
Ngoài câu hỏi “người bị viêm loét dạ dày có uống sữa hay không”, ban chuyên gia tư vấn từ Hantacid còn nhận khá nhiều thắc mắc liên quan tới sữa và hệ tiêu hóa. Dưới đây là những giải đáp cụ thể cho bạn.
Tại sao uống sữa lại bị đầy bụng?
Trả lời: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng uống sữa bị đầy bụng như:
- Do uống quá nhiều: Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng uống sữa bị đầy bụng là do người uống quá nhiều trong cùng 1 lúc dẫn đến cơ thể chưa kịp hấp thụ và hệ tiêu hóa bị làm việc quá tải gây ra tình trạng bị đầy bụng, khó tiêu.
- Do cơ thể không dung nạp lactose: Một số loại sữa trên thị trường có chứa khá nhiều các thành phần lactose. Nên khi người uống mà cơ địa không phù hợp sẽ xảy ra tình trạng kém hấp hấp thu dẫn đến đau bụng, đầy hơi hoặc đi ngoài.
- Do uống sữa vào lúc đói: Khi đói dạ dày bị rỗng và khó khăn hơn khi thực hiện quá trình phân giải các chất protein thành acid amin nên người uống bị cảm giác đầy bụng hoặc gặp các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.
- Do gặp các bệnh lý liên quan về tiêu hóa: Ngoài những nguyên nhân trên, uống sữa bị đầy bụng có thể là do người uống đang gặp một số bệnh như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm loét đại tràng… thì cũng gây ra tình trạng bị đầy bụng, đầy hơi.
Uống sữa bị ợ chua nguyên nhân do đâu?
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bị ợ chua sau khi uống sữa:
- Do dị ứng với sữa: Một số người bị dị ứng với thành phần protein trong sữa nên sau khi uống xong có thể gây ra các phản ứng như ợ chua, nôn mửa, phát ban và tiêu chảy.
- Do cơ thể không dung nạp được lactose: Khi uống sữa cơ thể không dung nạp được thành phần lactose dẫn đến bị lên men trong ruột và gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ chua, đầy hơi, tiêu chảy và đau bụng.
- Do bị trào ngược dạ dày: Những người bị trào ngược dạ dày sau khi uống sữa có nguy cơ bị ợ chua cao hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là do khi uống sữa kích thích dạ dày sản xuất các acid nhiều hơn nhưng không không ngăn được dịch vụ bị trào lên thực quản nên gây ra tình trạng ợ chua. Đặc biệt, với những loại sữa chứa nhiều chất béo thì ợ chua có thể nặng hơn do cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa.
Lý do uống sữa hay bị tiêu chảy hoặc táo bón?
Có 2 lý do dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy và táo bón sau khi uống sữa:
- Do cơ thể thiếu lactase: Nếu cơ thể thiếu lactase – enzyme phân giải lactose, sau khi uống sữa sẽ không được tiêu hóa và hấp thu tốt, nên sữa bị đào thải ra ngoài nhanh chóng và xảy ra hiện tượng tiêu chảy.
- Uống quá nhiều sữa: Uống quá nhiều sữa, đặc biệt là lúc bụng đói, dễ dẫn đến tiêu chảy và các triệu chứng đường tiêu hóa khó chịu như đầy hơi, đau bụng…
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc liên quan đến việc uống sữa với người bị viêm loét dạ dày. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với Hantacid số Hotline 1900.54.55.18 để được chuyên gia giải đáp nhanh nhất.
Đọc thêm: