Dinh dưỡng luôn là vấn đề được nhiều người bệnh xuất huyết dạ dày quan tâm. Vậy, người bệnh xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Bài viết dưới đây, Hantacid.vn sẽ tổng hợp các món ăn cho người bị xuất huyết dạ dày không nên bỏ qua.
Mục lục
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày là tình trạng xuất hiện các tổn thương hoặc viêm nhiễm trên niêm mạc dạ dày, gây tổn thương các mạch máu với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh thường xảy ra ở những người đã có tiền sử hoặc đang mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
Xuất huyết dạ dày không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà còn để lại các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. Đối với giai đoạn đầu, bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng, các triệu chứng xảy ra tương tự giống các bệnh rối loạn tiêu hóa khác nên thường khó nhận biết. Nếu tình trạng này kéo dài, tùy theo mức độ sẽ gây tổn thương, xuất huyết dạ dày nặng cụ thể như:
- Xuất huyết chậm, lâu dài: Là tình trạng bị tổn thương xâm lấn đến các mao mạch nhỏ, gây chảy máu chậm và cơ thể có khả năng tự cầm máu. Tuy nhiên, về lâu dài có thể dẫn đến thiếu máu với các biểu hiện như mệt mỏi, khó thở, da tái xanh, niêm mạc nhợt, tim đập nhanh,…
- Xuất huyết nhanh, cấp tính: Tổn thương xâm lấn đến động mạch gây chảy máu ồ ạt vào trong lòng dạ dày. Lúc này, người bệnh đau bụng dữ đội, có thể nôn ra máu tươi, đi ngoài phân đen hoặc phân có lẫn máu tươi. Người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay để được điều trị y tế kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Tìm hiểu thêm:
- Bệnh xuất huyết dạ dày có lây không? Cách phòng ngừa
- Xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu và biện pháp điều trị?
Người xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh xuất huyết dạ dày nên ăn những thực phẩm như:
- Thực phẩm có tính trung hòa acid: Bánh mì, yến mạch, cơm, gạo nếp, trứng, gừng, mật ong,… Nhóm thực phẩm này có tác dụng giúp làm giảm lượng acid dư thừa trong dạ dày, từ đó hỗ trợ làm lành tổn thương niêm mạc.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, củ quả,… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm co bóp dạ dày, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do xuất huyết dạ dày gây ra.
- Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: Các món ăn có đặc tính lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sữa, sữa chua… cũng là nhóm thực phẩm người bệnh xuất huyết dạ dày nên bổ sung do chúng có thể làm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giảm sức co bóp dạ dày.
Bên cạnh đó, người xuất huyết dạ dày cũng nên hạn chế sử dụng những nhóm thực phẩm sau:
- Thực phẩm sống: Nhóm thực phẩm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe như nhiễm giun, sán, vi khuẩn,… đặc biệt là vi khuẩn HP, một trong những nguyên nhân gây trầm trọng hơn tình trạng viêm loét dạ dày.
- Thực phẩm khó tiêu hóa: Những thực phẩm khó tiêu như đồ ăn cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ,… làm tăng áp lực lên dạ dày, làm người bệnh luôn cảm thấy đầy bụng khó tiêu, kéo theo nguy cơ gây viêm nhiễm dạ dày.
- Thực phẩm muối chua, đồ lên men: Thực phẩm này có thể làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, khiến tổn thương niêm mạc dạ dày thêm trầm trọng.
- Thực phẩm cay nóng: Thực phẩm có tính cay nóng như hạt tiêu, ớt,… có thể kích thích dạ dày, gây nóng rát, khó chịu, tăng co bóp dạ dày.
- Đồ uống có chất kích thích: Các đồ uống có cồn như rượu bia, hoặc chứa các chất kích thích như cà phê,… sẽ kích thích dạ dày tăng tiết acid, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
☛ Tìm hiểu thêm: Bị xuất huyết dạ dày ăn sữa chua được không?
Top 7 món ăn tốt cho người bị xuất huyết dạ dày
Người bị xuất huyết dạ dày nên ăn các món chín mềm, nhiều sắt, vitamin,… đó có thể là các loại súp, cháo, các món canh bổ dưỡng,…
1. Cháo hạt sen
Cháo hạt sen là một món ăn bổ dưỡng và nhẹ nhàng, rất phù hợp cho người bệnh xuất huyết dạ dày nhờ tính dễ tiêu hóa, không gây kích ứng niêm mạc dạ dày và giúp giảm viêm. Hạt sen giàu dinh dưỡng, cung cấp vitamin, protein và khoáng chất hỗ trợ cơ thể phục hồi, đồng thời có tính mát giúp làm dịu cơn đau và hỗ trợ quá trình lành vết thương. Ngoài ra, hạt sen còn có tác dụng an thần, giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, điều này rất quan trọng vì stress có thể làm trầm trọng thêm tình trạng dạ dày. Với các chất chống oxy hóa, hạt sen cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hồi phục nhanh hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 200 g gạo nếp và 50 g hạt sen (đã bóc vỏ).
- Vo sạch gạo, để ráo nước. Hạt sen đem rửa sạch.
- Đổ gạo nếp và hạt sen vào nồi, thêm nước vừa đủ sao cho 1 phần gạo tương ứng với 8 phần nước.
- Cháo hạt sen sẽ ngon hơn và bổ dưỡng hơn khi được ninh nhừ.
- Thêm gia vị như đường hoặc muối tùy vào khẩu vị mỗi người.
2. Cháo hạt kê
Cháo hạt kê là món ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, rất tốt cho người bệnh xuất huyết dạ dày. Hạt kê mềm mịn giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và tránh kích thích niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Với hàm lượng chất xơ vừa phải, cháo hạt kê hỗ trợ quá trình tiêu hóa nhẹ nhàng và không gây đầy bụng. Hạt kê còn chứa nhiều vitamin nhóm B, khoáng chất như sắt và magie giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tái tạo tế bào máu và thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể. Đặc tính chống viêm và làm dịu dạ dày của hạt kê giúp giảm các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ quá trình lành vết thương ở niêm mạc.
Cách chế biến như sau:
- Chuẩn bị các nguyên liệu gồm có hạt kê, đậu phộng, đậu đỏ, đường phèn.
- Các nguyên liệu hạt đem rửa sạch, ngâm trong nước để qua đêm.
- Vớt các nguyên liệu hạt ra ngoài, để ráo nước.
- Cho toàn bột hạt vào nồi, thêm nước và nấu chín.
- Khi toàn bộ hạt đã chín nhừ thì cho thêm đường phèn vào nồi, nêm gia vị cho phù hợp khẩu vị là có thể thưởng thức.
3. Súp bí ngô thịt gà
Bí đỏ là nguồn cung cấp beta-carotene, vitamin C và chất xơ, giúp hỗ trợ làm lành tổn thương và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thịt gà (phần ức) giàu protein, dễ tiêu hóa và ít chất béo, giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi mất máu do xuất huyết. Món súp này nhẹ nhàng với hệ tiêu hóa, không gây áp lực cho dạ dày.
Cách chế biến:
- Đun nóng một ít dầu ô liu trong nồi, cho hành vào phi thơm.
- Thêm 300g bí đỏ vào xào sơ qua khoảng 2-3 phút.
- Luộc 200g ức gà đến khi chín và xé sợi.
- Đổ 500ml nước luộc gà vào, nấu sôi và hạ lửa nhỏ, hầm bí đỏ đến khi mềm (khoảng 15-20 phút).
- Dùng máy xay cầm tay hoặc nghiền bí đỏ trong nồi cho đến khi súp mịn.
- Thêm thịt gà xé sợi vào nồi, khuấy đều và nấu thêm 5 phút.
- Nêm một chút muối và tiêu (không nêm quá mặn) và tắt bếp.
4. Trứng gà hấp ngó sen
Trứng gà hấp ngó sen là một món ăn bổ dưỡng, kết hợp giữa trứng gà giàu protein và ngó sen có tính mát, thanh nhiệt. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trứng gà cung cấp nguồn protein chất lượng cao, các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể. Ngó sen chứa nhiều chất xơ, vitamin C và các hợp chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm viêm và thanh lọc cơ thể. Khi kết hợp, trứng gà hấp ngó sen trở thành một món ăn dễ tiêu, tốt cho dạ dày và phù hợp với người cần bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là người bị các bệnh về tiêu hóa hoặc cần hồi phục sau bệnh.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 2-3 quả trứng gà, ngó sen tươi và bột tam thất.
- Ngó sen đem rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ, cho vào máy xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt.
- Trứng đập ra bát, thêm nước cốt ngó sen và bột tam thất vào đánh đều.
- Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy sau 15 phút là có thể sử dụng.
- Người bệnh có thể ăn ngay món ăn khi còn nóng hoặc ăn cùng với cơm trắng.
5. Thịt bò nấu thảo quả
Thịt bò nấu thảo quả là một món ăn bổ dưỡng có thể mang lại lợi ích cho người bệnh xuất huyết dạ dày khi được chế biến và sử dụng đúng cách. Thịt bò giàu protein, sắt và các vitamin nhóm B, giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ tái tạo hồng cầu và cải thiện sức khỏe tổng thể, điều này rất cần thiết cho người bệnh sau khi mất máu do xuất huyết. Thảo quả, với đặc tính chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng khó chịu như đầy bụng và kích thích quá trình lành vết thương trong niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cần nấu thịt bò mềm và ăn với lượng vừa phải, tránh gia vị cay nóng hoặc quá nhiều chất béo để không gây thêm kích thích cho dạ dày.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 200 g thịt bò, 6 g thảo quả.
- Thịt bò rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn.
- Cho thịt bò và thảo quả vào nồi, thêm nước và ninh nhừ, nêm gia vị cho vừa miệng.
- Sau khi thịt bò chín mềm, có thể ăn ngay hoặc ăn với cơm để có hương vị ngon nhất.
6. Canh thịt lợn nấu nấm rơm
Canh thịt lợn nấu nấm rơm là một món ăn dễ tiêu hóa và bổ dưỡng, rất phù hợp cho người bệnh xuất huyết dạ dày. Thịt lợn cung cấp protein chất lượng cao, vitamin và khoáng chất giúp bồi bổ cơ thể và hỗ trợ quá trình phục hồi sau xuất huyết. Nấm rơm chứa nhiều chất xơ, vitamin nhóm B và các khoáng chất như kali và selen, có đặc tính chống viêm và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Món canh này giúp bổ sung dưỡng chất mà không gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa, đồng thời nấm rơm còn giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm triệu chứng khó chịu. Việc sử dụng nguyên liệu tươi, nấu chín mềm và nêm nếm nhạt sẽ giúp người bệnh dễ hấp thu và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lành vết thương của dạ dày.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm có 100 g thịt lợn nạc, 50 g nấm rơm và gia vị.
- Rửa thịt lợn nhiều lần với nước và thái thành miếng vừa ăn.
- Nấm rơm đem rửa sạch và thái thành từng miếng nhỏ.
- Cho thịt vào nồi, nêm gia vị và xao với lửa lớn đến khi thịt săn lại thì cho nấm rơm vào đảo đều.
- Thêm nước vào nồi, ninh nhừ đến khi thịt chín mềm.
- Món ăn sẽ ngon hơn khi ăn cùng cơm trắng.
7. Cá diếc hầm
Cá diếc hầm là món ăn bổ dưỡng và dễ tiêu hóa, rất tốt cho người bị xuất huyết dạ dày. Cá diếc là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu như sắt và kẽm, giúp tăng cường sức khỏe và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào máu sau khi mất máu do xuất huyết. Đặc biệt, cá diếc có tính mát, hỗ trợ giảm viêm và làm dịu niêm mạc dạ dày, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Khi được hầm kỹ, canh cá diếc trở nên mềm mại và dễ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và không gây kích thích niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Món ăn này cũng cung cấp nước và điện giải, hỗ trợ cân bằng dịch cơ thể và phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, cần chú ý loại bỏ kỹ xương cá trước khi dùng để tránh gây khó chịu khi ăn.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 300 g cá diếc tươi, quất bì và gừng tươi.
- Cá diếc đem sơ chế sạch sẽ, mổ bỏ phần ruột cá và rửa sạch với nước.
- Gừng và quất rửa sạch, băm nhuyễn và cho hết vào phần bụng cá.
- Cho cá vào nồi, thêm nước, nêm gia vị vừa ăn rồi hầm đến khi thịt cá chín nhừ.
- Món cá diếc hầm sẽ ngon hơn khi dùng nóng.
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, người bệnh xuất huyết dạ dày có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Hantacid – hỗ trợ kháng acid, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của xuất huyết dạ dày!
Với sự kết hợp của bộ 3 thành phần Nhôm hydroxyd, Magie hydroxyd và Simethicon, Hantacid giúp trung hòa acid dạ dày, đẩy lùi cơn đau rát chỉ sau 3 PHÚT. Đặc biệt, Hantacid ứng dụng công nghệ bào chế Gel 3D giúp kéo dài hiệu quả tác dụng lên đến 4 GIỜ.
Sản phẩm là THUỐC, đã được cấp phép bởi BỘ Y TẾ và đang được bán tại hơn 4000 nhà thuốc trên toàn quốc. Nếu cần thêm thông tin về sản phẩm, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.545.518 để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp hoàn toàn miễn phí!
Xem chi tiết nhà thuốc bán Hantacid TẠI ĐÂY
☛ Đọc thêm: Thuốc Hantacid giá bao nhiêu? Cách dùng thuốc Hantacid