“Bị trào ngược dạ dày uống nước dừa được không?” là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Nhiều nguồn tin cho rằng, nước dừa giàu vitamin và chất khoáng, là thức uống bổ dưỡng và có tác dụng giảm tình trạng trào ngược. Vậy, tính thực hư của thông tin này ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung dưới đây.
Mục lục
Giá trị dinh dưỡng và đặc tính của nước dừa
Nước dừa là thức uống tự nhiên giàu vitamin, chất khoáng và những dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Theo đó, cứ 240ml nước dừa tươi sẽ cung cấp cho cơ thể:
- Carbohydrate: 11 – 13g.
- Chất đạm: 1 – 2g.
- Chất béo: 0.5g.
- Chất xơ: 3g.
- Kali: 600 – 700mg.
- Natri: 250 – 300mg.
- Magie: 60 – 70mg
- Canxi: 40 – 50mg.
- Vitamin C: 2 – 4mg.
- Thành phần khác: L – arginine, cytokinin, thiamine, biotin, acid folic, sắt, mangan, đồng,….
Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, nước dừa được nhiều người ưa chuộng bởi nhiều lợi ích cho sức khoẻ như:
Bù nước cho cơ thể: Nước dừa giàu chất điện giải như natri, kali và magie, giúp bù nước và điện giải cho cơ thể, hiệu quả cả trong những trường hợp đặc biệt như: sốt cao, say nắng, tiêu chảy, đổ nhiều mô hôi.
Tăng cường miễn dịch: Vitamin C trong nước dừa hỗ trợ tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể, chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào và hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương trong cơ thể.
Bảo vệ hệ tim mạch: Hàm lượng kali cao trong nước dừa tham gia điều hoà huyết áp, góp phần bảo vệ hệ tim mạch. Bên cạnh đó, cytokinin hỗ trợ ngăn ngừa hình thành cục máu đông, phòng đột quỵ.
Thúc đẩy tiêu hoá: Các enzyme như catalase, dehydrogenase và chất xơ trong nước dừa hỗ trợ quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu và táo bón. Ngoài ra, thành phần vitamin và chất khoáng đa dạng góp phần thúc đẩy chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng, tăng cường thể trạng cho người dùng.
Phòng nhiễm khuẩn tiêu hoá: Nước dừa chứa acid lauric có khả năng chuyển hoá thành monolauric – một chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hoá.
Độ pH của nước dừa tươi dao động trong khoảng 6.0 – 6.5, thiên nhẹ về tính acid. Tuy nhiên, hàm lượng chất điện giải cao nên khi vào cơ thể, nước dừa tạo ra các sản phẩm phụ có tính kiềm. Vì vậy, nước dừa được xếp vào loại nước có tác dụng kiềm hoá cơ thể.
Bị trào ngược dạ dày uống nước dừa được không?
Người bị trào ngược dạ dày có thể uống nước dừa như một biện pháp giảm triệu chứng khó chịu và cải thiện tiêu hoá. Theo đó, nước dừa chứa đến 95.5% là nước, giúp “rửa trôi” phần acid bị trào ngược lên thực quản và pha loãng acid trong dạ dày. Mặt khác, hàm lượng chất khoáng cao trong nước dừa có khả năng tạo phản ứng trung hòa ngay khi tiếp xúc với acid dạ dày. Nhờ vậy, các triệu chứng như: đau, nóng rát ở vùng dạ dày và thượng vị được làm dịu nhanh chóng.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nước dừa hợp lý cũng giúp cải thiện một số vấn đề khác ở bệnh nhân trào ngược dạ dày như:
Giảm đầy bụng khó tiêu: Nước dừa chứa các enzyme như: acid phosphatase, catalase, dehydrogenase, polymerase, peroxidase giúp phân giải thức ăn hiệu quả, tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, qua đó cải thiện triệu chứng đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu.
Tăng bảo vệ dạ dày: Catalase và hydrogenas trong nước dừa là các enzyme có khả năng kích thích đường dạ dày tăng tiết chất nhầy, ngăn cản acid tấn công lên niêm mạc và tạo điều kiện cho tổn thương tại dạ dày lành lại nhanh hơn.
Ức chế vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP): Acid lauric chuyển hoá thành monolauric trong cơ thể có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn HP trong dạ dày.
Giảm mệt mỏi: Thành phần enzyme tự nhiên cùng các vitamin nhóm B, vitamin C, đồng và mangan thúc đẩy quá trình chuyển hoá protein, đường và chất béo. Nhờ vậy, cơ thể được cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất, giảm tình trạng mệt mỏi, uể oải và suy nhược.
☛ Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày ăn dứa được không?
Cách dùng nước dừa cho người bị trào ngược dạ dày
Tuỳ vào mục đích mà người bị trào ngược dạ dày có thể sử dụng nước dừa theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số cách dùng thông dụng nhất:
Nước dừa nguyên chất
Uống nước dừa nguyên chất là biện pháp làm dịu, giảm đau – nóng rát dạ dày thực quản nhanh chóng và cách hiệu quả. Đây cũng là cách dùng đơn giản, không tốn nhiều thời gian hay công đoạn chuẩn bị lích kích, bạn chỉ cần:
- Lấy một trái dừa tươi, chọn quả không quá non hoặc quá già, mới hái và vẫn tươi vỏ.
- Chặt bỏ phần vỏ và rót lấy nước bên trong, uống trực tiếp.
Lưu ý: Mỗi lần không nên uống quá 200ml để tránh tăng áp lực lên dạ dày dẫn đến trào ngược. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên pha thêm đường vì có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid.
Nước dừa – nghệ
Nước dừa kết hợp cùng nghệ không chỉ làm dịu, giảm đau rát dạ dày thực quản mà còn có tác dụng chống viêm, giúp tổn thương lành lại nhanh hơn. Để áp dụng biện pháp này, bạn thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 3 quả dừa xiêm và 3 củ nghệ tươi.
- Đem nghệ rửa sạch, cạo vỏ rồi xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt.
- Chọn quả dừa tươi mới hái, chặt phần đầu và đục một lỗ nhỏ phía trên,nướng trên bếp lửa khoảng 30 phút.
- Cho nước cốt nghệ vào trong quả dừa, tiếp tục đun sôi trong khoảng 15 phút.
- Đổ hỗn hợp nước dừa – nghệ ra bát, nạo lấy cả phần cùi dừa.
- Chia hỗn hợp nước dừa – nghệ và cùi dừa thành 3 phần, dùng vào trước bữa ăn khoảng 30 phút.
- Mỗi đợt thực hiện liên tục trong vòng 5 ngày.
☛ Tham khảo thêm: 7 cách uống tinh bột nghệ chữa trào ngược dạ dày
Lưu ý: Củ nghệ có tác dụng phá huyết nên không được sử dụng cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, bệnh nhân có tiền sử rối loạn đông máu, có kế hoạch phẫu thuật, người bị thiếu máu cũng không phù hợp với biện pháp này.
Nước dừa – gừng
Củ gừng là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc tiêu hoá trong đời sống hàng ngày. Gừng tươi kết hợp cùng nước dừa giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng: ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đầy hơi chướng bụng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày. Để chế biến nước dừa – gừng, bạn thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một quả dừa bánh tẻ (không quá non hoặc già), 20g gừng tươi và 20g đường phèn.
- Vạt phần đầu quả dừa và rót phần nước vào nồi sạch. Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ và thái thành lát mỏng.
- Cho gừng thái lát và đường phèn vào nồi nước dừa, đun trong khoảng 5 – 10 phút, khuấy cho đường phèn tan hết.
- Rót nước dừa ra bát, uống khi còn ấm vào trước bữa ăn khoảng 30 phút.
- Bạn nên thực hiện 2 lần/ ngày để có tác dụng tốt hơn.
Lưu ý: Gừng có tính ấm và chứa hoạt chất shogaol, zingerone và gingerol có thể gây kích ứng tại chỗ. Vì vậy, bạn không nên dùng quá 4g chiết xuất gừng/ ngày.
Nước dừa – mật ong
☛ Tìm hiểu: Mật ong có chữa được trào ngược dạ dày như lời đồn?
Hỗn hợp nước dừa – mật ong có tác dụng làm dịu dạ dày, giảm triệu chứng đau rát do trào ngược dạ dày gây ra. Thức uống này cũng cải thiện nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hoá, qua đó giảm táo bón và cải thiện triệu chứng đầy bụng khó tiêu. Cách pha nước dừa – mật ong rất đơn giản, bạn chỉ cần:
- Lấy một quả dừa tươi, chặt bỏ phần vỏ và rót lấy phần nước.
- Mỗi lần uống, thêm một thìa cà phê mật ong nguyên chất vào khoảng 200ml nước dừa, khuấy đều cho mật ong tan hết.
- Uống vào trước bữa ăn 30 phút hoặc khi có triệu chứng trào ngược.
Lưu ý: Những người có cơ địa dễ dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với các loại phấn hoa nên thử một lượng nhỏ mật ong trước khi áp dụng hàng ngày. Ngoài ra, mật ong có hàm lượng đường cao nên bệnh nhân tiểu đường hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Lưu ý khi dùng nước dừa cho người bị trào ngược dạ dày
Nước dừa là thức uống lành tính và an toàn cho hầu hết mọi người. Người bệnh trào ngược dạ dày chỉ cần lưu ý một số điều sau đây để có được hiệu quả sử dụng tốt nhất:
- Nên sử dụng nước dừa tươi nguyên chất, tránh dùng những loại nước đã qua xử lý vì chất bảo quản và phụ gia có thể gây kích thích dạ dày.
- Bạn chỉ nên sử dụng 1 – 2 quả dừa mỗi ngày, tránh uống quá nhiều vì có thể gây rối loạn điện giải hoặc làm giảm cảm giác thèm ăn.
- Không nên sử dụng nước dừa để qua đêm vì nước dừa có thể bị lên men và nhiễm khuẩn, làm tăng nguy cơ khó tiêu và dễ bị rối loạn tiêu hoá.
- Nước dừa có thể giảm triệu chứng tốt nhưng không thể thay thế thuốc điều trị. Vì vậy, người bệnh không tự ý ngừng thuốc khi chưa được bác sĩ đồng ý.
- Nếu các triệu chứng như: đầy bụng, tiêu chảy, ợ hơi xảy ra nhiều hơn khi uống nước dừa, hãy ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.
Sử dụng nước dừa là một trong những biện pháp giảm triệu chứng an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Mong rằng những thông tin trong bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích khi sử dụng nước dừa. Nếu cần trao đổi kỹ hơn, bạn hãy liên hệ trực tiếp qua hotline: 1900 545 518 hoặc bấm kết nối Zalo để được chuyên gia tư vấn ngay.